Điển tích, điển cố
I. Điển tích, điển cố là gì? 1. Điển tích
- Khái niệm: là những câu chuyện trong sách đời trước được dẫn lại một cách cô đúc
trong văn thơ. Đây thường là những câu chuyện kể về những người anh hùng, những
tấm gương hiếu thảo, chính trực, đạo đức hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn
trong lịch sử; những câu thơ, câu văn cổ xưa kinh điển xuất hiện trong các tác phẩm. . - Ví dụ: Trong câu:
“Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” (Nguyễn Trãi)
+ Điển tích (in đậm) lấy ý từ một chuyện xưa bên Trung Quốc: “Có một vị chỉ huy
khéo dùng binh. Nhân có người dâng một vò rượu ngon, ông liền cho hoà vò rượu đó
vào nước sông để mội người cùng uống khiến quân sĩ cảm động, đồng lòng đánh giặc.”
-> Câu thơ của Nguyễn Trãi nói lên tình cảm gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, trên dưới một
lòng của nghĩa quân Lam Sơn. 2. Điển cố
- Khái niệm: là những câu chữ trong sách đời trước được dẫn lại một cách súc tích.
Đó có thể là tên một câu chuyện, tên một vùng đất hay tên nhân vật, hoặc một hình
tượng văn học đầy chất thơ hay đậm chất bi, chất hài chứa đựng bao triết lý sâu xa về
cuộc sống muôn màu muôn vẻ. . - Ví dụ: “Trong câu thơ:
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.” (Nguyễn Du)
+ Điển cố (in đậm) được dẫn lại từ Kinh thi (ca dao cổ Trung Quốc): “Nhất nhật bất
kiến như tam thu hề” (Một ngày không trông thấy mặt lâu bằng ba mùa thu – ba năm).
-> Câu thơ của Nguyễn Du mượn điển cố để diễn tả nỗi nhớ mong của Kim Trọng từ
sau buổi gặp gỡ nàng Kiều.
=> Trong thực tế, việc phân biệt điển cố và điển tích không phải bao giờ cũng dễ dàng
nên cũng có ý kiến đề nghị nhập hai khái niệm đó làm một và gọi chung là điển.
II. Nhận biết điển tích, điển cố
- Những tích truyện, kinh sách, từ ngữ, lời thơ,… khi đã thành điển tích, điển cố đều
được xem là mẫu mực, giàu ý nghĩa. Điển túc, điển cố có quá trình hình thành và phát
triển lâu dài, gắn với văn hóa, văn học của thời xa xưa. Vì vậy, để hiểu được ý nghĩa
của điển tích, điển cố trong tác phẩm, người đọc cần tìm hiểu qua chú giải hoặc tra
cứu tài liệu có liên quan.
* Nhận biết điển cố, điển tích
- Một điển tích, điển cố xuất hiện trong văn bản chỉ là từ ngữ. Nhưng đằng sau từ ngữ
là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó. Ví dụ:
(1) Sương in mặt tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần như xa. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Vua Hậu Chủ thời Ngũ Đại (Trung Quốc), do yêu bà phi, lấy vàng đúc thành những
đóá sen, đem lót xuống đất bảo phi đặt chân lên đó mà dạo bước, rồi nói: mỗi bước đi
nở một đóa sen vàng. Sen vàng thành điển tích chỉ bước chân của người đẹp
(2) Khoé thu ba gợn sóng khuynh thành.
(Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc)
Khuynh thành có nghĩa là nghiêng thành, lấy từ câu thơ của Lý Diên Niên thời Hán (Trung Quốc):
Nhất cố khuynh nhân thành/ Tái cố khuynh nhân quốc
(Ngoảnh lại một lần làm nghiêng thành, ngoảnh lại lần nữa làm nghiêng nước).
Khuynh thành khuynh quốc hay nghiêng nước nghiêng thành là điển cố dùng để nói về
sức mạnh của sắc đẹp ở người phụ nữ.
- Điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản của người Việt chủ yếu có nguồn gốc
từ Trung Quốc hoặc từ văn học cổ trong nước. Bên cạnh đó, còn có một số điển tích,
điển cố xuất phát từ văn học châu Âu.
Chẳng hạn, chúng ta tiếp thu một số điển tích, điển cố từ thần thoại Hy Lạp cổ đại như:
gót chân A-sin (Achilleus) nghĩa là điểm yếu chết người của cá nhân, đối tượng nào
đó; ngựa gỗ thành Tơ-roa (Troy) chỉ đối tương làm nội ứng để phá hoại một tổ chức,
một quốc gia,… từ bên trong.
III. Tác dụng của điển cố, điển tích
Trong sáng tác văn chương, việc sử dụng điển tích, điển cố có tác dụng:
- Giúp cách diễn đạt trở nên hàm súc, uyên bác, trang nhã, giàu sức biểu hiện; tránh
nói thẳng những điều thô tục, sỗ sàng.
- Làm phong phú ngôn ngữ: Tạo ra sự đa dạng và phong phú cho cách diễn đạt.
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm: Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về sự vật, hiện tượng được miêu tả.
- Tăng sức biểu cảm: Gián tiếp thể hiện rõ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người viết,
đem lại hứng thú cho người đọc.
- Nâng cao giá trị thẩm mỹ của văn bản: Làm cho văn bản trở nên uyên bác, sang trọng hơn.
- Tạo ra sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại: Giúp người đọc hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử dân tộc.
IV. Một số điển cố, điển tích hay trong văn học
- “Ba thu” trong Truyện Kiều.
- "Dời củi khỏi bếp tranh" xuất phát từ bài thơ "Dạ Tạ" của Đỗ Phủ.
- "Nén kẻ quyền thần": "Phạt Trụ diệt Khương" trong "Sử ký".
- "Thải bớt kẻ nhũng lạm":"Trừ gian diệt bạo" trong "Sử ký".
- "Cổ động Nho phong":"Nhân nghĩa lễ trí tín" trong "Tứ thư".
- "Mở đường cho người nói thẳng":"Can gián" trong "Sử ký".
- “Triệu Tử phá vòng Đương Dương” trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
- “Đào hoa y cựu tiếu đông phong” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- “Mắt xanh” trong Truyện Kiều, Nguyễn Du
V. Bài tập về điển tích, điển cố
Bài 1. Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố
trong các trường hợp sau: a.
Trướng hùm mở giữa trung quân,
Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.
Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,
Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.
(Nguyễn Du, truyện Kiều) b.
Cho gươm mời đến Thúc Lang,
Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.
17 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập)
80
40 lượt tải
300.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 (Lý thuyết+Bài tập) đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Bộ Tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Cánh diều với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(80 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)