3 đề thi Lịch sử 10 Cuối kì 2 Chân trời sáng tạo cấu trúc mới

69 35 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 3 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề thi Lịch sử 10 Cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo cấu trúc mới 2025 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%

Tham khảo thêm: Bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (form cũ) - 50k

Đánh giá

4.6 / 5(69 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
- Áp dụng: các trường THPT có phân phối số tiết của học kì 2 là: 1 tiết lịch sử/ tuần - Hình thức:
+ Phần Trắc nghiệm: 24 câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
+ Phần tự luận: 1 câu hỏi đúng – sai +1 câu tự luận
Mức độ nhận thức STT
Đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc 1 2 1 2
Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam 2 2
Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn 3 1 1 1/2 1/2 minh Đại Việt (1.5đ) (0.5đ) 4
Một số thành tựu của văn minh Đại Việt 4 2 1 1/2 1/2 5
Các dân tộc trên đất nước Việt Nam 4 (2 ý 2 1 (2 ý Đ-S) Đ-S) 6
Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam 2 1 1 Tổng 14 10 4

ĐỀ BÀI
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án
Câu 1. Thời Văn Lang - Âu Lạc, đứng đầu các bộ là A. Quan Lang. B. Lạc hầu. C. Lạc tướng. D. Bồ chính.
Câu 2. Cư dân Văn Lang-Âu Lạc sớm phát triển nghề luyện kim nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nào sau đây?
A. Tài nguyên khoáng sản phong phú
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
C. Các vùng đồng bằng phù sa màu mỡ
D. Hệ thống sông ngòi chằng chị
Câu 3. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được gần 300 trống đồng Đông Sơn trên lãnh thổ
Việt Nam. Đó là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của ngành kinh tế nào sau đây dưới thời kì Văn Lang-Âu Lạc? A. Đóng tàu B. Đúc đồng C. Chế tạo máy D. Cơ khí
Câu 4. Nhận xét nào dưới đây là không đúng về vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đối với
tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam?
A. Là nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc Việt Nam.
B. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
C. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh nhất khu vực.
D. Đặt nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh sau này.
Câu 5. Văn minh Chăm-pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nào sau đây? A. Sa Huỳnh B. Óc Eo C. Đông Sơn D. Phùng Nguyên
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh sự phát triển kinh tế của cư dân Chăm-pa?
A. Tiếp thu kĩ thuật làm giấy, la bàn từ Trung Quốc.
B. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
C. Kĩ thuật làm gốm, xây đền tháp đạt trình độ cao.
D. Công nghiệp đóng tàu biển đóng vai trò chủ đạo.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục của cư dân Phù Nam?
A. Mặc áo chui đầu hoặc ở trần.
B. Dùng vải quấn làm váy.
C. Đi dép bằng gỗ cây bao hương.
D. Nhà vua đi dép làm bằng mo cau.
Câu 8. Vị trí địa lý tiếp giáp biển đã tạo điều kiện thuận lợi để vương quốc Phù Nam
A. tiếp nhận các luồng dân di cư từ bên ngoài B. phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước
C. phát triển các ngành khai thác lâm, thổ sản D. giao lưu, học hỏi nền văn minh Trung Hoa


Câu 9. Cho đến nay, quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam là A. Đại Ngu. B. Đại Việt. C. Đại Nam. D. Đại Cồ Việt.
Câu 10. Thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt chấm dứt khi
A. vua Bảo Đại thoái vị (1945), chế độ quân chủ ở Việt Nam sụp đổ.
B. thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam.
C. nhà Minh xâm lược và thiết lập ách cai trị, đô hộ ở Đại Ngu.
D. nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).
Câu 11. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Lê sơ? A. Hình thư. B. Hình luật. C. Luật Hồng Đức. D. Luật Gia Long.
Câu 12. Đến thời Lê sơ, Nho giáo
A. được du nhập vào Đại Việt.
B. được nâng lên địa vị độc tôn.
C. bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
D. bị nhân dân bài trừ triệt để.
Câu 13. Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ nào? A. Chữ Nôm. B. Chữ Kanji. C. Chữ Hangul. D. Chữ La-tinh.
Câu 14. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm tiêu biểu của A. Đào Duy Từ. B. Trần Khánh Dư. C. Trần Quốc Tuấn. D. Tông Đản.
Câu 15. Văn minh Đại Việt có ưu điểm gì?
A. Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm trong đời sống văn hóa tinh thần.
C. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
D. Góp phần tạo ra tính năng động, sáng tạo của các cá nhân và xã hội.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?
A. Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
B. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển.
C. Góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình.
D. Đời sống tinh thần cư dân còn nhiều yếu tố tâm linh.
Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của giáo dục, khoa cử nước ta thời phong kiến?
A. Đào tạo ra nhiều nhân tài phục vụ đất nước B. Trực tiếp thúc đẩy nông nghiệp phát triển
B. Thúc đẩy sự phát triển của kĩ thuật hiện đại D. Tăng cường vai trò của triều đình
Câu 18. Các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây? A. Việt - Mường. B. Môn - Khơme. C. Hmông, Dao. D. Tày - Thái.


Câu 19. Khăn Piêu là một sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng của dân tộc nào? A. Kinh. B. Thái. C. Hoa. D. Sán Dìu.
Câu 20. Dịp lễ tết lớn nhất trong năm của người Kinh là A. tết Nguyên Tiêu. B. tết Hàn thực. C. tết Nguyên đán. D. tết Trung thu.
Câu 21. Tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh là
A. tín ngưỡng phồn thực.
B. thờ các thần tự nhiên. C. thờ tổ nghề. D. thờ cúng tổ tiên.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống
kinh tế - xã hội của người Việt?
A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.
B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.
C. Đem lại việc làm cho người dân.
D. Là động lực chính phát triển kinh tế.
Câu 23. Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo những nghĩa nào?
A. Dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người. B. Dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
C. Dân tộc miền núi và dân tộc đồng bằng.
D. Dân tộc - tộc người và dân tộc - ngữ hệ.
Câu 24. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Canh tác lúa và các cây lương thực.
B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.
D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.
Câu 25. Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân
tộc là nhất quán theo nguyên tắc
A. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.
B. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
C. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
D. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
Câu 26. Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số của Đảng và nhà nước Việt Nam hướng đến vấn đề gì?
A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.
B. Nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Củng cố, bảo vệ các địa bàn chiến lược, trọng yếu ở vùng biên giới.
D. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.


zalo Nhắn tin Zalo