Tuần 13 Mái nhà yêu thương MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng đọc – hiểu
Phân biệt r/d/gi; ươn/ương
Vốn từ về bạn trong nhà;
Viết đoạn văn tả đồ vật Biện pháp so sánh ĐI SIÊU THỊ Chặng 1: Mua hoa quả
Đọc thầm bài văn sau :
SUỐI NGUỒN VÀ DÒNG SÔNG
Có một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt. Dòng Sông ấy là
con của bà mẹ Suối Nguồn.
Lớn lên, Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về đồng bằng. Bà mẹ
Suối Nguồn tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn, ngắm mãi đứa con
yêu quý và dặn với theo:
- Ráng lên cho bằng anh, bằng em, con nhé!
Từ giây phút ấy, lòng mẹ Suối Nguồn cứ thấp thỏm không
yên. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thẳm mà đứa
con gặp phải. “Ôi, đứa con bé bỏng”. Mẹ Suối Nguồn thì thầm.
Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao điều hấp
dẫn đang chờ đón. Mê mải với những miền đất lạ, Dòng Sông háo
hức chảy. Càng đi, Dòng Sông càng xa mẹ Suối Nguồn. Cho tới một
hôm Dòng Sông ra gặp biển. Lúc ấy Dòng Sông mới giật mình nhớ
tới mẹ Suối Nguồn: “Ôi ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”. Dòng Sông ứa nước mắt.
Một Đám Mây tốt bụng liền bảo:
- Đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn, hãy bám chắc vào cánh của tôi nhé.
Đám Mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti
bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, Đám Mây cõng bạn bay tới.
Khi tới cánh rừng đại ngàn, Đám Mây khẽ lắc cánh:
- Chúng mình chia tay nhau ở đây nhé. Bạn hãy về thăm và
xin lỗi mẹ Suối Nguồn. Trên đời này, không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ.
Những giọt nước long lanh nối đuôi nhau rơi xuống. Mau dần.
Rồi ào ạt thành cơn mưa.
Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà
sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi.
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu
trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây:
1. Dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn để đi đâu? A. Về xuôi. B. Đi thăm bạn.
C. Đi về nơi mình đã sinh ra.
D. Đi khám phá vùng đất mới.
2. Chi tiết nào cho thấy khi xa con, bà me Suối Nguồn rất lo lắng cho con?
Bà theo con đén tận cánh rừng đại ngàn.
Bà đứng ngắm mãi đứa con yêu quý của mình.
Lòng mẹ Suối Nguồn cứ thấp thỏm mãi không yên.
Bà tưởng tượng ra bao ghềnh thác khó khăn mạ đứa con gặp phải.
Bà luôn kêu lên xót xa: “ Ôi, đứa con bé bỏng của tôi!”
3. Vì sao lúc đầu Dòng Sông không nhớ đến mẹ Suối Nguồn, không vể thăm mẹ?
A. Vì Dòng Sông đang mải mê, vui thích với bao điều mới lạ, hấp dẫn.
B. Vì Dòng Sông cần nhanh chóng đi ra biển.
C. Vì Dòng Sông mải chơi với bạn bè.
D. Vì Dòng Sông không nhớ đến Mẹ.
4. Khi ra đến biển Dòng Sông mong ước điều gì?
A. Được hòa mình vào biển cả để tiếp tục đi du lịch.
B. Được bay theo Đám Mây để có thể ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao.
C. Được trở về nhà thăm mẹ Suối Nguồn.
D. Được gặp thêm nhiều bạn mới.
5. Sau chuyến đi xa, Dòng Sông nhận ra điều gì quan trọng nhất?
A. Cần phải đi xa mới khám phá được thế giới.
B. Thế giới xung quanh ta có nhiều điều mới lạ hấp dẫn.
C. Không gì quý bằng tình mẹ.
D. Thế giới rất bao la, rộng lớn.
6. Câu chuyện nhắn nhủ với em điều gì?
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǮǮǮǮǮǮ
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Tuần 13 Kết nối tri thức (có lời giải)
541
271 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức mới nhất năm 2022 - 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng việt lớp 3.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(541 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)