Tuần 23
Bài học từ cuộc sống MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng đọc – hiểu
Phân biệt l/n; dấu hỏi/dấu ngã
Từ ngữ có nghĩa giống
Viết đoạn văn nêu lí do thích nhau. Dấu gạch ngang
hoặc không thích một nhân
vật trong câu chuyện đã đọc
Bài 1: Đọc thầm văn bản sau:
Sự sẻ chia bình dị
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi
là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc,
không chịu đứng yên trong cửa hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và
nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi
cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó, tôi cảm thấy
thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác.
Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì
nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không,
nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện
và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành
động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ
qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong
lòng. Tôi không còn cảm giác khó chịu nữa mà thay vào đó là cảm
giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình
đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình và
biết sẻ chia với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ,
bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên
sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Theo Ngọc Khánh
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt
trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.
1. Tại sao tác giả nhường chỗ xếp hàng mua tem cho người khác?
A.Vì tác giả không có ý định mua tem.
B. Vì xếp hàng sau tác giả là một người phụ nữ mệt mỏi, nhếch nhác
với hai đứa con đang khóc lóc.
C. Vì tác giả biết bưu điện sắp đóng cửa.
D. Vì tác giả có việc bận phải đi.
2. Điều gì đã khiến tác giả thay đổi từ cảm giác khó chịu, bực
bội sang thanh thản, phấn chấn?
A. Người phụ nữ kia nói xin lỗi tác giả.
B. Người phụ nữ tặng cho tác giả một món quà.
C. Tác giả sắp được trở về với ngôi nhà ấm cúng.
D. Tác giả đã giúp được gia đình người phụ nữ kia không bị cắt nguồn sưởi ấm.
3. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
4. Nội dung của câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào sau đây:
A. Trâu buộc ghét trâu ăn.
B. Thương người như thể thương thân.
C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Bài 2: Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ sau: chia sẻ - …………. màu đen - …………..
trẻ em - ………….
quê hương - …………….
Bài 3: Nêu tác dụng và vị trí của dấu gạch ngang được sử
dụng trong câu chuyện sau: CẬU BÉ THÔNG MINH
Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua
hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ
trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.
Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:
- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào,
đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.
Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:
- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?- Muôn tâu Đức Vua –
cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con
không xin được, liền bị đuổi đi.
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Bài 4: a. Điền n hoặc l vào chỗ chấm trong đoạn thơ sau: Hạt thóc Cái ngày còn mặc áo xanh
Thóc ….ằm bú sữa trên nhành …..úa tươi
Thóc xoa phấn trắng quanh người
Cho thơm cả ngọn gió xuôi mặt cầu
…...ớn rồi, thóc mặc áo …..âu
Dầm mưa dãi ….ắng ….uôi bầu sữa căng
Chờ ngày, chờ tháng, chờ ….ăm
…..ứt tung vỏ trấu tách mầm cây ….on. (Kim Chuông)
b. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ được in nghiêng trong khổ thơ sau: Bé ngu ngon quá
Đây ca giấc trưa Cái vong thương bé Thức hoài đưa đưa.
Bài 5: a. Viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nêu lí do thích hoặc
không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc. Gợi ý:
Đó là câu chuyện nào? Nhân vật em
thích/không thích là ai?
Em thích hoặc không thích điểm gì ở nhân vật?
Lí do em thích hoặc không thích là gì?
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Tuần 23 Kết nối tri thức (có lời giải)
606
303 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức mới nhất năm 2022 - 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng việt lớp 3.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(606 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)