Bộ 22 Đề thi HSG Hóa học 8 năm 2025 có đáp án

7 4 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Hóa Học
Dạng: Đề thi, Đề thi HSG
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 22 đề thi Học sinh giỏi Hóa lớp 8 năm 2025 có lời giải chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Toán lớp 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Hóa Học

Xem thêm

Mô tả nội dung:


PHÒNG GD&ĐT YÊN THẾ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2024 - 2025
(Đề thi gồm 05 trang)
MÔN THI: KHTN 2-LỚP 8 (HÓA HỌC) ĐỀ CHÍNH THỨC
Kỳ thi ngày: 26/02/2025
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
(Học sinh được phép sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
1. TRẮC NGHIỆM (6 điểm).
Câu 1. Khi đun ống nghiệm dưới ngọn lửa đèn cồn, cần để đáy ống nghiệm cách bao nhiêu so với ngọn lửa từ dưới lên? A. 1/2. B. 2/3. C. 3/4. D. 4/5.
Câu 2. Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất?
A. Dùng panh, kẹp. B. Dùng tay.
C. Dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh.
D. Đổ trực tiếp.
Câu 3. Chức năng của bình cầu là:
A. Đựng chất lỏng, pha chế dung dịch.
B. Đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, đun nóng, chưng cất.
C. Đựng hoặc đun nóng các chất rắn.
D. Tách chất theo phương pháp chiết.
Câu 4. Đâu không phải là cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm.
A. Bảo quản trong chai hoặc lọ có nắp đậy.
B. Dán nhãn ghi thông tin về hóa chất.
C. Đựng trong các lọ tối màu với những hóa chất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng.
D. Bảo quản hóa chất trong túi nilong.
Câu 5. Vì sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?
A. Để biết biện pháp phòng ngừa khi sử dụng.
B. Để tìm hiểu những thông tin về hóa chất.
C. Để biết được thông tin về nhà sản xuất hóa chất.
D. Để hiểu về nguy cơ, biện pháp phòng ngừa và những thông tin về hóa chất, nhà sản xuất.
Câu 6. Để lấy chất rắn dạng miếng ta nên dùng: A. Ống đong.
B. Thìa xúc hóa chất.
C. Kẹp gắp hóa chất. D. Đũa thủy tinh.
Câu 7. Chọn đáp án sai. Khi đun nóng hóa chất cần phải lưu ý:
A. Hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hóa chất.
B. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°(so với phương nằm ngang).
C. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
D. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 45°.
Câu 8. Trong giờ học thực hành môn KHTN: Bạn An nói chuyện riêng nhiều, đến lượt giáo vi gọi An
lên làm một thí nghiệm đơn giản sau khi học xong qui tắc và cách thực hiện thí nghiệm. Hoạt động nào
mà An làm sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.
B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Câu 9. Nhãn ghi tên trên các lọ hóa chất cần có yêu cầu gì?
A. Rõ chữ và đúng theo từng loại hóa chất.
B. Ghi tắt hoặc kí hiệu ngắn gọn.
C. Không cần nhãn ghi tên.
D. Không có yêu cầu gì, chỉ cần dán nhân là được.
Câu 10. Các hóa chất trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong lọ như thế nào?
A. Lọ hở, làm bằng thủy tinh, nhựa,...
B. Lọ kín, làm bằng thủy tinh, nhựa,...
C. Không có đáp án chính xác.
D. Lọ bất kì có thể đựng được.
Câu 11. Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết? A. Tăng. B. Giảm.
C. Không đổi.
D. Không xác định.
Câu 12. Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá cắt trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 13. Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:
A. Khối lượng của tảng đá thay đổi.
B. Lực đẩy của nước.
C. Khối lượng của nước thay đổi.
D. Lực đẩy của tảng đá.
Câu 14. Người ta bắc một tấm ván qua chỗ đất lún để mọi người có thể đi qua. Việc làm đó nhằm
A. giảm áp lực.
B. giảm diện tích bị ép.
C. tăng áp suất. D. giảm áp suất.
Câu 15. Cho biết 13,5 kg nhôm có thể tích là 5 dm³. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu? A. 2700kg/dm³. B. 2700kg/m³. C. 270kh/m³. D. 260kg/m³.
Câu 16. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy
ra sự kết dính hồng cầu ?
A. Nhóm máu (O).
B. Nhóm máu (AB).
C. Nhóm máu (A). D. Nhóm máu (B).
Câu 17. Trong 500 ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu
ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí) ? A. 150 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 50 ml.
Câu 18. Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây ? A. GH. B. Glucagôn. C. Insulin. D. Adrenalin.
Câu 19. Cầu thận được tạo thành bởi
A. một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau.
B. hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau.
C. một búi mao mạch dày đặc.
D. một búi mạch bạch huyết có kích thước bé.
Câu 20. Ở mắt người, điểm mù là nơi
A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.
B. nơi tập trung tế bào nón.
C. nơi tập trung tế bào que.
D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.
II. TỰ LUẬN (14 điểm).
Câu 1: (3,5 điểm).
1. Giản đồ hình bên mô tả sự biến đổi độ tan (g/100 g H2O) của một số chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.
a. Ở nhiệt độ phòng, chất nào tan ít nhất, chất nào tan nhiều nhất?
b. Cho biết khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất nào giảm? Giải thích?
c. Chất nào có độ tan ít phụ thuộc vào nhiệt độ nhất, chất nào có độ tan thay đổi nhiều nhất theo nhiệt độ?
2. Trước khi gieo trồng, hạt giống thường được xử lý với dung dịch CuSO4 loãng trong khoảng 9 giờ
để phòng trừ nấm bệnh, sâu hại, nấm mốc...... Trung bình cứ 100 kg hạt giống cần 8 lít CuSO4 0,02%
(D= 1 gam /mL). Tính khối lượng tỉnh thể CuSO4.5H2O cần dùng để pha dung dịch xử lý 15 tấn hạt
giống theo phương pháp trên?
Câu 2: (3 điểm).
1. Một học sinh A dự định làm thí nghiệm pha loãng H2SO4 như sau: Lấy một lượng H2SO4 đặc cho
vào cốc thủy tinh, sau đó đổ nước vào trong cốc và khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Cách làm thí nghiệm
như dự định của học sinh A sẽ gây nguy hiểm thế nào? Hãy đưa ra cách làm đúng và giải thích.
2. Hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn. Cho 2 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 0,1 gam khí H2. Mặt khác, cho 2 gam hỗn hợp A tác dụng với khí chlorine dư thu được
5,763 gam hỗn hợp muối. Tính phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp A.
Câu 3: (4 điểm).
1. Viết PTHH trong các trường hợp sau:
a. Copper (II) oxide tác dụng với acid nitric
b. Magnesium oxide tác dụng với acid hydrochloric
c. Alumium oxide và acid sulfuric
d. Alumium oxide và sodium hidroxide
e. Iron II và iron III oxide tác dụng với acid hydrochloric
2. Oxide của kim loại M (M2O) được ứng dụng rất nhiều trong ngành hóa chất như sản xuất xi măng,
sản xuất phân bón,... Trong sản xuất phân bón, chúng ta thường thấy M2O có màu trắng, tan nhiều trong
nước và là thành phần không thể thiếu cho mọi loại cây trồng. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2O là
140, trong phân tử M2O có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Xác định
công thức phân tử của M2O?
3. Hỗn hợp khí N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 12,4 .
a. Tính phần trăm thể tích từng khí trong hỗn hợp?
b. Biết khối lượng của hỗn hợp khí là 6,2 gam. Tính số mol, thể tích và khối lượng từng khí?
c. Đưa 6,2 gam hỗn hợp khí này vào bình kín ở nhiệt độ và xúc tác thích hợp để xảy ra phản ứng
N2 + H2 → NH3. Biết phản ứng xảy ra với hiệu suất 85% . Tính thể tích các khí thu được
sau phản ứng (thể tích các khí đo ở điều kiện chuẩn).
Câu 4: (3,5 điểm).
1. Khử hoàn toàn 38,4 gam một oxide kim loại bằng 35,6976 lít CO (ở nhiệt độ cao và điều kiện
không có oxygen) thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 18 và chất rắn Y. Cho toàn bộ Y tác
dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,8992 lít khí H2. Xác định công thức của oxide đã cho (các thể
tích khí đều được đo ở điều kiện chuẩn).
2. Aluminium hydroxide là thành phần không thể thiếu trong ngành sản xuất gốm, sứ. Ngoài ra hợp
chất này còn tác dụng với silicon và các oxide để tạo độ dẻo, ngăn chặn sự kết tinh đề hình thành thủy
tinh. Trong sản xuất giấy, các gốc hydroxide kết hợp với nhau sẽ giúp cho giấy bền và đẹp hơn, không
bị nhòe mực, bằng cách cho hợp chất này cùng với muối ăn vào bột giấy. Hãy cho biết nguyên tố có
phần trăm khối lượng lớn nhất trong aluminium hydroxide?
3. Một base được dùng phổ biến để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lý nước để sản xuất loại đồ
uống như rượu hay đồ uống không cồn có công thức X(OH)2, trong đó X chiếm 54,05% (khối lượng).
Xác định công thức hóa học của base? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C B D D C B C A B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C D B D B B A C C A II. TỰ LUẬN
Câu 1: (3,5 điểm).
1. Giản đồ hình bên mô tả sự biến đổi độ tan (g/100 g H2O) của một số chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.
a. Ở nhiệt độ phòng, chất nào tan ít nhất, chất nào tan nhiều nhất?
b. Cho biết khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất nào giảm? Giải thích?
c. Chất nào có độ tan ít phụ thuộc vào nhiệt độ nhất, chất nào có độ tan thay đổi nhiều nhất theo nhiệt độ?
2. Trước khi gieo trồng, hạt giống thường được xử lý với dung dịch CuSO4 loãng trong khoảng 9 giờ
để phòng trừ nấm bệnh, sâu hại, nấm mốc...... Trung bình cứ 100 kg hạt giống cần 8 lít CuSO4 0,02%
(D= 1 gam /mL). Tính khối lượng tỉnh thể CuSO4.5H2O cần dùng để pha dung dịch xử lý 15 tấn hạt
giống theo phương pháp trên? ĐÁP ÁN THAM KHẢO 1
a. Ở nhiệt độ phòng, chất tan ít nhất là KClO3; chất tan nhiều nhất là KI.


zalo Nhắn tin Zalo