Bộ 6 đề thi cuối kì 2 KTPL 11 Kết nối tri thức Cấu trúc mới

1.7 K 861 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: KTPL
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi Cuối kì 2
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 3 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 6 đề cuối kì 2 gồm 3 đề Cấu trúc mới 2025 và 3 đề năm 2024 đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn KTPL 11 Cánh diều nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1721 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BỘ KNTT
MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT – LỚP: 11– NĂM HỌC: 2024 – 2025 Đề 1 Mức độ đánh giá
Nội dung/ đơn vị kiến TN khách quan Tỉ lệ (%) thức Tự luận Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD 1. Quyền và nghĩa vụ 1 2 1
của công dân về bảo vệ (0,25đ (0,5đ) (0,25đ) Tổ Quốc. ) 2. Quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được 1 1 1 1/2 1/2 pháp luật bảo hộ về (0,25đ (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ) (0,5đ) tính mạng, sức khỏe, ) danh dự và nhân phẩm. 1 1 3. Quyền bất khả xâm 1 2 (1,0 (2,0đ phạm về chỗ ở. (0,25đ) (0,5đ) đ) )
4. Quyền được bảo đảm 2 1 an toàn và bí mật thư (0,5đ) (0,25đ)
tín, điện thoại, điện tín 5. Quyền và nghĩa vụ 1 công dân về tự do ngôn 1 1 1/2 1/2 (0,25đ luận, báo chí và tiếp (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ) (0,5đ) ) cận thông tin. 6. Quyền và nghĩa vụ 1 1 2 của công dân về tự do (0,25đ (0,25đ) (0,5đ) tín ngưỡng, tôn giáo. ) Tổng số câu hỏi 8 8 4 2 2 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 4,0 3,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30% 40% 30% 30% SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT - LỚP: 11 Đề gồm …. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
Câu 1. Bảo về Tổ quốc là
A. trách nhiệm riêng của nhà nước.
B. nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
C. quyền dân chủ duy nhất của công dân.
D. nghĩa vụ riêng của lực lượng vũ trang.
Câu 2. Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ
bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,. . - điều này thể hiện
A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
B. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
C. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
D. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
Câu 4. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên
của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người
khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q đề nghị cả nhóm cùng
lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K và anh Vkhông đồng ý, đồng thời can
ngăn ông Q vì lí do sợ bị trả thù. Bấp chấp sự can ngăn, ông Q vẫn tới đồn biên phòng để trình báo. A. Ông Q và anh V. B. Ông K và anh V. C. Ông Q và ông K.
D. Ông Q, ông K và anh V.
Câu 5. Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đều
A. bị tuyên án tù chung thân.
B. bị phạt cải tạo không giam giữ.
C. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
D. phải tham gia lao động công ích.
Câu 6. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
B. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.
C. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.
D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.
Câu 7. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
Tình huống. Thôn A có ông K; vợ chồng anh T, chị P; vợ chồng chị X, anh V và con gái là cháu M cùng sinh sống.
Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị X cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và
hỗ trợ anh V đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, bị chị P đưa tin sai sự thật về mình, anh V đã bí mật giam chị tại một
ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh T phát hiện sự việc nên đã thuê ông K dùng hung khí đe dọa giết
anh V buộc anh V phải thả vợ mình. Khi bác sĩ yêu cầu chị P phải nằm viện điều trị do bị sang chấn tâm Ií, anh T
bắt cháu M rồi quay và gửi video cảnh cháu ngất xỉu do bị bỏ đói cho anh V để gây sức ép yêu cầu anh V phải trả
tiền viện phí cho vợ mình. A. Anh V và anh T. B. Anh T và chị X.
C. Chị P, anh V và anh T.
D. Ông K, chị P và anh V.
Câu 8. Cơ quan nào thực hiện việc khám xét chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật? A. Công an. B. Trưởng thôn. C. Tòa án. D. Hàng xóm.
Câu 9. A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà,
B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?
A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 10. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ
B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền
C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ
D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng
Câu 11. Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong
trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa
A. giấy phép lái xe.
B. hợp đồng dân sự.
C. giấy đăng kí kinh doanh.
D. tài liệu liên quan đến vụ án.
Câu 12. Điền vào chỗ trống sau đây “Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công
dân có nghĩa là không ai được ……hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại”? A. Chiếm đoạt B. Đánh cắp C. Cướp giật D. Cầm lấy
Câu 13. Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều
A. bị xử phạt hành chính.
B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. bị phạt cải tạo không giam giữ.
D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Câu 14. Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản
hồi thông tin trên báo chí – đó là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do báo chí.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tín ngưỡng.
D. Quyền tiếp cận thông tin.
Câu 15. Bạn M là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình
nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn M đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận.
B. Thông cáo báo chí.
C. Đối thoại trực tuyến. D. Kiểm soát truyền thông.
Câu 16. Chủ thể nào trong tình huống sau đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân?
Tình huống. Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân
huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong
muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật,
không được phép công khai. A. Chị V và anh K. B. Ông T và anh K. C. Ông T và chị V.
D. Ông T, chị V, anh K.
Câu 17. Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.
Câu 18. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.
B. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.
C. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
D. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
Câu 19. Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được
A. tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
B. xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
C. tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
D. tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 20. Trong các từng hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Trường hợp 1. K (Đoàn viên thanh niên) tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương.
Trường hợp 2. Ông A thông qua các buổi giảng đạo, truyền đạo cho bà con trong khu vực, giúp mọi người thấu
hiểu hơn lẽ phải, đạo đức, lối sống cũng như chấp hành tốt các quy định pháp luật của Nhà nước.
Trường hợp 3. Anh P (cán bộ Phường Y) hỗ trợ nhiệt tình người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
phù hợp với các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Trường hợp 4. Tại bữa tiệc liên hoan cuối năm với nhiều khách hàng của tập đoàn M, khi trao đổi về tôn giáo cùng
các thành viên công ty, anh T cho rằng tôn giáo P là ưu việt nhất và khuyên mọi người nên thực hành tôn giáo này.
Bên cạnh đó, anh T còn có hành vi hạ thấp vai trò của các tôn giáo khác nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo.
A. Bạn K (trong trường hợp 1).
B. Ông A (trong trường hợp 2).
C. Anh P (trong trường hợp 3).
D. Anh T (trong trường hợp 4).
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Lựa chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d:
a. Mọi công dân, kể cả trẻ em, đều có quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.


zalo Nhắn tin Zalo