Bộ 3 đề thi cuối kì 2 Lịch sử & Địa lí 8 Chân trời sáng tạo có đáp án

1.5 K 746 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Sử & Địa
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi Cuối kì 2
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 3 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử & Địa lí 8 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lí lớp 8.

Số đề dự kiến: 3 đề; Số đề hiện tại: 3 đề

  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1492 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Mức độ đánh giá STT Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL Phân môn Lịch sử Cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược của 1 2 2
nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)
Phong trào chống Pháp của 2 nhân dân Việt Nam những 2 2 năm cuối thế kỉ XIX
Trào lưu cải cách ở Việt 3 1 1
Nam nửa cuối thế kỉ XIX 4
Việt Nam đầu thế kỉ XX 1/2 1/2
Chủ đề chung: Bảo vệ chủ
quyền, các quyền và lợi ích 5 1 1
hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Phân môn Địa lí 1
Vị trí địa lí biển Đông. Các 3 3
vùng biển của Việt Nam. 2
Đặc điểm tự nhiên, môi trường 3 3 1/2 1/2
và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tỉ lệ chung 30% 30% 20% 20%

ĐỀ BÀI
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Thắng lợi của quân dân Việt Nam ở mặt trận nào sau đây đã khiến cho kế hoạch “đánh nhanh
thắng nhanh” của thực dân Pháp thất bại? A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Gia Định. D. Huế.
Câu 2. Khi đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì (lần thứ nhất và lần thứ hai), quân Pháp đều bị quân
dân Việt Nam phục kích tiêu diệt tại địa điểm nào sau đây? A. Sơn Tây. B. Cầu Giấy. C. Bãi Sậy. D. Hố Chuối.
Câu 3. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.
C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.
Câu 4. Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
C. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
D. phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng Pháp.
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ
XIX - đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Ba Đình. C. khởi nghĩa Bãi Sậy. D. khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Anh hùng Bãi Sậy Hưng Yên
Chiếu Cần vương xuống, đứng lên đánh thù?”
Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc bình định Việt Nam?
A. Pháp dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
B. Pháp đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
C. Pháp buộc được triều đình Huế phải kí Hiệp ước Hác-măng.
D. Pháp dập tắt được phong trào chống Pháp ở Nam Kì.
Câu 8. Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?


A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
B. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.
C. Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt các nhân vật cốt cán của phái chủ chiến.
D. Phái chủ chiến xây dựng được lực lượng đông đảo, đủ sức đương đầu với Pháp.
Câu 9. Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời Vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị
A. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
B. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
C. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
D. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.
Câu 10. Triều đình nhà Nguyễn đã có động thái như thế nào trước những đề nghị cải cách, canh tân đất
nước của các văn thân, sĩ phu?
A. Kiên quyết tiến hành cải cách đất nước.
B. Cự tuyệt, không thực hiện cải cách nào.
C. Thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.
D. Không phê chuẩn và trị tội các nhà cải cách.
Câu 11. Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh? A. Gia Long. B. Minh Mệnh. C. Thành Thái. D. Duy Tân.
Câu 12. Bằng chứng nào sau đây chứng minh cư dân của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
tiếp tục sinh sống và khai thác biển?
A. Xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển.
B. Cảng biển Vân Đồn được xây dựng.
C. Đô thị cổ ra đời ở nhiều nơi.
D. Trống đồng, thạp đồng có hoa văn hình thuyền.
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
a) Theo em, nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế là gì?
b) Từ đó, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc sau đó, cũng như trong
công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta ở phía trong đường cơ sở? A. Lãnh hải. B. Nội thủy.
C. Vùng đặc quyền về kinh tế.
D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.


Câu 2. : Nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển, ta sẽ xác định được A. vùng nội thủy. B. đường cơ sở. C. vùng lãnh hải.
D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 3. Cho biết mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Bình Định. B. Ninh Thuận. C. Bình Thuận. D. Phú Yên.
Câu 4. Tính từ đường cơ sở vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng bao nhiêu hải lí? A. 12. B. 200. C. 100. D. 350.
Câu 5. Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương.
C. Nam Đại Dương. D. Ấn Độ Dương.
Câu 6. Về diện tích, Biển Đông là biển lớn thứ mấy trên thế giới? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Gió thổi trên Biển Đông theo 2 hướng chính nào dưới đây? A. Tây Nam và Đông Bắc. B. Hướng Nam và Tây Nam. C. Tây Bắc và Đông Nam.
D. Hướng Bắc và Đông Bắc.
Câu 8. Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông? A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Sinh vật. D. Đất đai.
Câu 9. Địa hình thềm lục địa ở miền Trung nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Hẹp và sâu. B. Bằng phẳng. C. Rộng, nông. D. Nông và hẹp.
Câu 10. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây ở nước ta? A. Khánh Hòa. B. Đà Nẵng. C. Ninh Thuận. D. Phú Yên.
Câu 11. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây ở nước ta? A. Khánh Hòa. B. Đà Nẵng. C. Ninh Thuận. D. Phú Yên.
Câu 12. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta? A. Băng cháy. B. Dầu khí. C. Muối biển. D. Sa khoáng.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam. Em hãy trình bày các biện pháp
bảo vệ môi trường biển đảo nước ta.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-C 2-B 3-A 4-B 5-A 6-A 7-A 8-B 9-C 10-C 11-B 12-D
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
♦ Yêu cầu a)
Nguyên nhân thất bại:
- Kẻ thù là thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp những cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ, thiếu tính thống nhất.


zalo Nhắn tin Zalo