Bộ 7 đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều Cấu trúc mới có đáp án

2.5 K 1.3 K lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 7 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 7 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử 11 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(2546 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11
* Lưu ý: Áp dụng với các trường thực hiện phân phối tiết dạy: 2 tiết/ tuần (Học kì 2)
* Tỉ lệ chung về mức độ đánh giá:
40% Nhận biết - 30% Thông hiểu - 30% Vận dụng Mức độ đánh giá TN khách quan
Nội dung/ đơn vị kiến thức Tự luận Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD
Bài 5. Quá trình xâm lược và cai 1/2 1/2
trị của chủ nghĩa thực dân ở 3 (2 lệnh - (2 lệnh - Đông Nam Á 0,25đ) 0,75đ) 1/2 1/2
Bài 6. Hành trình đi đến độc lập 3 (2 lệnh - (2 lệnh - dân tộc ở Đông Nam Á 0,25đ) 0,75đ)
Bài 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ 1/2 1/2 4
quốc trong lịch sử Việt Nam (2,5đ) (0,5đ)
Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và
chiến tranh giải phóng trong lịch 6 4
sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) Tổng số câu hỏi 16 0 4 2 1 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT …………….
Môn: Lịch sử -----ooo----- Lớp: 11 ĐỀ THI SỐ: ….
Thời gian làm bài: 45 phút Đề gồm …. trang
(Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan? A. Mi-an-ma. B. Phi-líp-pin. C. In-đô-nê-xi-a. D. Cam-pu-chia.
Câu 2. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là “vùng đệm” giữa khu vực
thuộc địa của Anh và Pháp? A. Phi-líp-pin. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Xiêm.
Câu 3. Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời kì trị vì của A. vua Ra-ma I và Ra-ma II. B. vua Ra-ma II và Ra-ma III. C. vua Ra-ma III và Ra-ma IV. D. vua Ra-ma IV và Ra-ma V.
Câu 4. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Phi-líp-pin diễn ra
sôi nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của
A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô. B. Hoàng thân Si-vô-tha. C. Đa-ga-hô. D. A-cha-xoa.
Câu 5. Trong những năm 1920 - 1939, nhân dân các dân tộc Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh chống
chính sách cai trị, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây với hai hình thức là
A. bãi công và cải cách ôn hòa.
B. biểu tình và tổng bãi công chính trị.
C. bất bạo động và bất hợp tác.
D. cải cách ôn hòa và bạo động vũ trang.
Câu 6. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã
tiến hành chiến lược kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài.
Câu 7. Nhân vật lịch sử nào nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây?
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?” A. Lê Hoàn. B. Ngô Quyền. C. Trần Hưng Đạo. D. Dương Đình Nghệ.
Câu 8. Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để
A. chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp.
B. kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống.
C. chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.
D. kêu gọi nhân dân rút lui, sơ tán.
Câu 9. Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự
lãnh đạo của vương triều nào? A. Nhà Tiền Lê. B. Nhà Lý. C. Nhà Trần. D. Nhà Hồ.
Câu 10. Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?
A. Tốt Động - Chúc Động. B. Rạch Gầm - Xoài Mút. C. Chi Lăng - Xương Giang. D. Ngọc Hồi - Đống Đa.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây đã mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt dưới thời Bắc thuộc?
A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. C. Khởi nghĩa Phùng Hưng. D. Khởi nghĩa Bà Triệu.
Câu 12. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình
ở bể Đông, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”?
A. Lê Chân. B. Bùi Thị Xuân. C. Triệu Thị Trinh. D. Nguyễn Thị Định.
Câu 13. Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt tại địa phương nào?
A. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
B. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
C. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh).
D. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Câu 14. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân Đại Việt chống lại quân xâm lược nào? A. Nhà Hán. B. Nhà Tống. C. Nhà Nguyên. D. Nhà Minh.
Câu 15. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng
A. núi Chí Linh (Hải Dương).
B. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
C. núi Tam Điệp (Ninh Bình).
D. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai).
Câu 16. Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở A. Chi Lăng - Xương Giang. B. Ngọc Hồi - Đống Đa.
C. Tốt Động - Chúc Động. D. Rạch Gầm - Xoài Mút.
Câu 17. Nhận xét nào sau đây không đúng về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của người Việt.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
C. Minh chứng cho tinh thần bất khuất không cam chịu làm nô lệ của người Việt.
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh.
Câu 18. Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và
khởi nghĩa Lam Sơn là gì?
A. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
B. Triệt để thực hiện kế sách đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.
C. Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, tránh thiệt hại cho cả hai bên.
D. Chủ động tiến công để chặn trước thế mạnh của địch (“tiên phát chế nhân”).
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến
tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi
chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789)?
A. Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng.
B. Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn.
C. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc Thanh.
D. Tiến công bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc.
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu 1. Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các
hình thức cai trị khác nhau, và do đó, cư dân mỗi vùng trong một nước lại chịu nhiều hình thức cai trị khác
nhau, tạo ra sự mâu thuẫn giữa họ với nhau để thực dân dễ bề cai trị.
Tư liệu 2. Hình 2.1 Hình 2.2
Quang cảnh đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc
Thanh niên Bắc Kỳ hút thuốc phiện


zalo Nhắn tin Zalo