Bộ 5 đề thi giữa kì 1 Lịch sử&Địa Lý 9 Kết nối tri thức có đáp án

200 100 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Sử & Địa
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 5 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử&Địa Lý 9 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử&Địa Lý 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(200 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP: 9 – NĂM HỌC: 2024 - 2025 Mức độ đánh giá STT Nội dung học tập Nhận biết
Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Phân môn Lịch sử 1
Nước Nga và Liên Xô từ 1918 đến 1945 2 2 2
Châu Âu và nước Mỹ từ 1918 đến 1945 2 2 3
Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 2 2 4
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) 1 1 1 Tổng số câu hỏi 7 0 7 0 0 1 Tỉ lệ 20% 20% 15% Phân môn Địa lí 1 Dân tộc và dân số 1 1 2
Phân bố dân cư và các loại hình quần cư 1 1 1 3
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 3 3 4 Công nghiệp 1 1 5 Dịch vụ 1 1 Tổng số câu hỏi 7 0 7 0 0 1 Tỉ lệ 20% 20% 15% Tỉ lệ chung 40% 30% 30%
PHÒNG GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP: 9 Đề gồm …. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây
Câu 1. Trong những năm 1925 - 1941, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển A. công nghiệp nặng. B. công nghiệp trí tuệ. C. công nghiệp nhẹ. D. công nghiệp vũ trụ.
Câu 2. Một trong những thành tựu trên lĩnh vực văn hoá, xã hội của Liên Xô trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội (1925 - 1941) là
A. phổ cập giáo dục trung học trên toàn quốc.
B. xoá bỏ tầng lớp bóc lột ở khu vực thành thị.
C. du nhập văn hóa tiên tiến từ bên ngoài.
D. giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao phát triển.
Câu 3. Bản chất của Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?
A. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.
B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
C. Loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.
D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Câu 4. Việc nhiều quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?
A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh.
B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với các nước lớn.
C. Uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
D. Sự mâu thuẫn, đối địch giữa các nước đế quốc với Liên Xô đã chấm dứt.
Câu 5. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), chủ nghĩa phát xít đã thắng thế ở các nước A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
C. Nhật Bản, Mĩ, Liên Xô. D. Anh, Đức, Trung Quốc.
Câu 6. Đạo luật nào không nằm trong Chính sách mới của nước Mĩ? A. Đạo luật ngân hàng.
B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật phục hưng châu Âu.
Câu 7. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Hít-le trong những năm 1931 - 1939 là
A. liên minh với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp.
B. ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.
C. bắt tay với các nước vùng Ban-căng để tiêu diệt Liên Xô.
D. mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu.
Câu 8. Ý nghĩa của sự thành lập Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng ở châu Âu là
A. thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân.
B. thúc đẩy sự hình thành nhiều nhà nước vô sản.
C. định hướng sự phát triển của phong trào nông dân.
D. giành ruộng đất và quyền lợi cho bộ phận tiểu nông.
Câu 9. Phong trào đấu tranh nào sau đây đã tạo điều kiện cho sự truyền bá của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc?
A. Phong trào Bách nhật Duy tân.
B. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc.
C. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn. D. Phong trào Ngũ Tứ.
Câu 10. Người đứng đầu Đảng Quốc đại và được coi “linh hồn” của phong trào đấu tranh giành độc
lập của nhân dân Ấn Độ trong nửa đầu thế kỉ XX là A. M. Gan-đi. B. R. Ta-go. C. B. Ti-lắc. D. I. Lê-nin.
Câu 11. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã
A. góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.
B. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.
C. làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền.
D. làm gia tăng những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.
Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ do
A. chính sách bắt lính của Pháp.
B. chính sách bóc lột tàn bạo của Pháp.
C. chính sách chia để trị của Pháp.
D. chính sách độc quyền muối, sắt của Pháp.
Câu 13. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định
trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô. C. Anh, Pháp, Trung Quốc. D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 14. Sự kiện nào sau đây thúc đẩy mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc?
A. Nhật Bản xâm lược Trung Quốc (1931).
B. Hít-le trở thành Thủ tướng Đức (1933).
C. Liên Xô hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa (1937).
D. Cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ và kéo dài (1929 -1933).
Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm):
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã để lại những hậu quả nào cho nhân
loại? Em hãy liên hệ và cho biết: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những bài học gì cho việc bảo vệ
hoà bình thế giới hiện nay?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây
Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào dưới đây?
A. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông. B. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.
C. Tây, Nùng, Ê -Đê, Ba -Na.
D. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.
Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do A. Nguồn gốc phát sinh.
B. Chính sách của nhà nước. C. Điều kiện tự nhiên.
D. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.
Câu 3. Dân cư thưa thớt ở A. trung du và miền núi. B. đồng bằng ven biển. C. đồng bằng châu thổ. D. các trung tâm kinh tế.
Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây khiến cho tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của quần cư nông thôn
phát triển trong những năm gần đây?
A. Ảnh hưởng của công nghiệp hoá và đô thị hoá.
B. Sự gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học.
C. Kinh tế phát triển, chất lượng lao động cải thiện.
D. Dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn và mở rộng.
Câu 5. Vùng nào sau đây là vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất cả nước?
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Câu 6. Hạn chế nào sau đây của tài nguyên nước ở nước ta?
A. Có sự phân bố khá đồng đều trên khắp cả nước.
B. Chủ yếu là nước trên mặt, không có nước ngầm.
C. Phân bố không đều theo thời gian trong một năm.


zalo Nhắn tin Zalo