MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 BỘ CD
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT - LỚP 10 ĐỀ 1
* Tỉ lệ chung về mức độ đánh giá: 40% Nhận biết - 30% Thông hiểu - 30% Vận dụng Mức độ đánh giá TN khách quan Tự luận
Nội dung/ đơn vị kiến thức Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD 1
1. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên 2 (0,25 1
tắc hoạt động của hệ thống chính trị (0,5 đ) (1,0đ) Việt Nam đ)
2. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và 1 2
hoạt động của bộ máy nhà nước (0,25 2 (0,5
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt đ) (0,5 đ) đ) Nam
3. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính 2 2 2
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ (0,5 (0,5 (0,5 đ) nghĩa Việt Nam đ) đ) 2
4. Tòa án nhân dân và Viện kiểm 2 1/2 1/2 (0,5 sát nhân dân (0,5 đ) (0,5đ) ( 0,5đ) đ) 2
5. Hội đồng nhân dân và Ủy ban (0,5 1/2 1/2 1 nhân dân đ) (0,25đ) (0,75đ) (2,0đ) Tổng số câu hỏi 20 2 2 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025 MÔN: KTPL - LỚP: 10 Đề gồm …. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU SỰ LỰA CHỌN (5,0 ĐIỂM)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Bộ phận nào được xem là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta? A. Quốc hội.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 2. Các bộ phận trong hệ thống chính trị nước ta có chung mục đích vì lợi ích của đối tượng nào?
A. Nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.
B. Đảng và Nhà nước. C. Quốc hội. D. Chính phủ.
Câu 3. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,
thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên là nội dung thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể
hiện đặc điểm nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính thống nhất. B. Tính nhân dân. C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào sau đây thể hiện rõ tính dân chủ trong bộ máy nhà nước Việt Nam?
A. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cơ quan duy nhất
B. Mọi quyền lực thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
D. Quyền lực được phân công rõ ràng, không chịu sự giám sát của ai
Câu 6: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam được thể hiện rõ nhất ở nội dung nào sau đây?
A. Quốc hội là cơ quan có quyền cao nhất, không chịu sự giám sát nào
B. Các cơ quan nhà nước có quyền lực tuyệt đối trong phạm vi địa phương
C. Quyền lực nhà nước được tập trung thống nhất, đồng thời có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
D. Chính phủ trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp
Câu 7. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh A, một số đại biểu đề nghị đưa vào chương trình nghị sự nội dung xem xét lại việc
bổ nhiệm một số cán bộ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Tuy nhiên, Thư ký kỳ họp phản đối vì cho rằng HĐND không có
thẩm quyền về nhân sự của cơ quan hành pháp.
Câu hỏi: Trong tình huống này, hành vi nào phù hợp với nguyên tắc phân công và phối hợp quyền lực trong bộ máy nhà nước?
A. Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện quyền giám sát, có thể đề xuất xem xét lại các quyết định bổ nhiệm nếu thấy không phù hợp.
B. Chủ tịch UBND tỉnh có quyền tự quyết mọi vấn đề nhân sự mà không cần giải trình với bất kỳ ai.
C. Hội đồng nhân dân không được phép đề cập đến các vấn đề liên quan đến bộ máy hành pháp.
D. UBND và HĐND đều có quyền độc lập bổ nhiệm cán bộ theo nhu cầu riêng.
Câu 8. Anh D là một cán bộ ở Sở Tư pháp tỉnh X. Khi phát hiện một văn bản do Giám đốc Sở ban hành có nội dung mâu thuẫn
với luật hiện hành, anh đã làm báo cáo gửi lên Bộ Tư pháp để kiến nghị xử lý.
Câu hỏi:Hành động của anh D thể hiện nguyên tắc nào trong bộ máy nhà nước Việt Nam?
A. Nguyên tắc bảo đảm sự giám sát của nhân dân
B. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
C. Nguyên tắc đảm bảo dân chủ cơ sở
D. Nguyên tắc ưu tiên chỉ đạo của cấp trên về chính trị hơn pháp luật
Câu 9. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, cơ quan nào có chức năng lập hiến, lập pháp? A. Chính phủ. B. Quốc hội.
C. Chủ tịch nước.
D. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Câu 10. Tại phiên họp, đại biểu Quốc hội có quyền
A. Biểu quyết hoặc không biểu quyết.
B. Biểu quyết tán thành hoặc không tán thành.
C. Biểu quyết tán thành hoặc không biểu quyết.
D. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
Câu 11. Chủ tịch nước là người đứng đầu . . . . . , thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về . . . . . và . . . . . Chủ
tịch nước do . . . . . bầu trong số . . . . . Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ
tịch nước theo nhiệm kì của . . . . . Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước . . . . . làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội . . . . . bầu ra Chủ tịch nước.
A. Nhà nước, đối ngoại, đối nội, Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Quốc hội, tiếp tục, mới.
B. Nhà nước, đối nội, đối ngoại, Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Quốc hội, tiếp tục, mới.
C. Nhà nước, đối nội, đối ngoại, đại biểu Quốc hội, Quốc hội, Quốc hội, tiếp tục, mới.
D. Quốc hội, đối nội, đối ngoại, Nhà nước, đại biểu Quốc hội, Quốc hội, tiếp tục, mới.
Câu 12. Nhận định không đúng là
A. Quốc hội chỉ thực hiện giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước ở trung ương.
B. Chính phủ thực hiện chức năng tư pháp.
C. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội.
D. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi bầu Chủ tịch nước
mới ở nhiệm kì tiếp theo.
Câu 13. Tình huống: Trong một cuộc họp của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề xuất việc ban hành một chính sách
mới nhằm kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội yêu cầu phải đưa chính sách này ra thảo
luận tại kỳ họp tiếp theo của Quốc hội để có sự giám sát chặt chẽ hơn. Bộ trưởng cho rằng Chính phủ có thể thực thi ngay mà
không cần chờ sự phê duyệt của Quốc hội, vì vấn đề này mang tính cấp bách.
Câu hỏi: Dưới góc độ hoạt động của các cơ quan nhà nước, Chính phủ có thể thực hiện chính sách ngay mà không cần Quốc
hội phê duyệt trong trường hợp nào?
A. Chính phủ chỉ có thể triển khai chính sách nếu Quốc hội đã phê duyệt, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến ngân sách
hoặc các quyết định có ảnh hưởng rộng lớn.
B. Chính phủ có quyền triển khai chính sách mà không cần sự phê duyệt của Quốc hội nếu chính sách đó liên quan đến các
vấn đề hành chính và cấp bách.
C. Chính phủ không thể thực thi chính sách nào mà không có sự đồng ý của Quốc hội trong mọi tình huống.
D. Quốc hội phải luôn có quyền quyết định trước khi Chính phủ triển khai bất kỳ chính sách nào, không có trường hợp ngoại lệ.
Câu 14. Tình huống: Theo báo cáo của Chính phủ năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế ổn định, với
GDP dự kiến đạt 6,5%. Tuy nhiên, trong báo cáo của Quốc hội, nhiều đại biểu đã bày tỏ lo ngại về tình trạng nợ công và yêu
cầu Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát ngân sách và nợ công.
Câu hỏi: Dựa trên vai trò và nhiệm vụ của Quốc hội trong việc giám sát ngân sách và nợ công, Quốc hội có thể yêu cầu Chính phủ làm gì?
A. Quốc hội có thể yêu cầu Chính phủ giảm ngay mức chi tiêu để kiểm soát nợ công mà không cần thông qua các biện pháp chi tiết.
B. Quốc hội có thể tự quyết định các biện pháp để giảm nợ công và yêu cầu Chính phủ thực hiện.
C. Quốc hội không có quyền can thiệp vào việc quản lý ngân sách và nợ công mà chỉ có thể ghi nhận các báo cáo của Chính phủ.
D. Quốc hội có quyền yêu cầu Chính phủ trình bày các biện pháp cụ thể về việc quản lý ngân sách và nợ công trong các kỳ họp.
Câu 15. Tòa án nhân dân là gì?
A. Là cơ quan hành chính của nhà nước
B. Là cơ quan xét xử của nhà nước
C. Là cơ quan điều tra của nhà nước
D. Là cơ quan lập pháp của nhà nước
Câu 16. Ai là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân?
A. Chánh án Tòa án nhân dân
B. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
C. Tổng thư ký Tòa án nhân dân
D. Bộ trưởng Bộ Công an
Câu 17. Hành vi nào dưới đây là sai?
A. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.
B. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.
C. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.
D. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.
Câu 18. Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân không bao gồm: A. Khởi tố bị can
B. Điều tra bị can và các quan chức cùng thực hiện việc điều tra, các quan chức nắm quyền tại nơi mà bị can sinh sống.
C. Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội
D. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời
luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm.
Câu 19. Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm những ai?
A. Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.
B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.
D. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.
Câu 20. Cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã gọi là gì?
A. Hội đồng nhân dân. B. Hợp tác xã. C. Uỷ ban nhân dân. D. Viện kiểm sát.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI (2,0 ĐIỂM)
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
a) Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là mối quan hệ song song, không phụ thuộc lẫn nhau.
b) Viện kiểm sát chỉ có nhiệm vụ truy tố các vụ án hình sự, không có quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp khác.
c) Trường C cấm tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường.
Bộ 6 đề thi cuối kì 2 Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Cấu trúc mới
747
374 lượt tải
100.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 2 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu 6 đề thi cuối kì 2 gồm 4 đề Cấu trúc mới 2025 và 2 đề năm 2024 Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Kinh tế pháp luật lớp 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(747 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)