Đề thi cuối kì 2 Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều (Đề 2)

40 20 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: KTPL
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu 2 đề thi cuối kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Kinh tế pháp luật lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(40 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chủ thể nào sau đây là người ký bản Hiến pháp? A. Chủ tịch quốc hội. B. Chủ tịch nước. C. Tổng bí thư. D. Phó chủ tịch nước.
Câu 2. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền
A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp và phân lập.
C. lập pháp, hành pháp và phân lập.
D. hành pháp, tư pháp và phân lập.
Câu 3. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. Không giới hạn tuổi. B.Từ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 21 tuổi trở lên. D. Từ 25 tuổi trở lên.
Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về A. thu nhập hợp pháp. B. tài nguyên rừng.
C. nguồn lợi ở vùng biển. D. tài nguyên khoáng sản.
Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu A. toàn dân.
B. chính quyền địa phương. C. của Ủy ban nhân dân. D. cá nhân.
Câu 6. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài
chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng


A. tích cực, công bằng, bí mật, minh bạch, đúng pháp luật.
B. tích cực, công bằng, công khai, bất minh, đúng pháp luật.
C. hiệu quả, khuôn khổ, công khai, minh bạch, đúng cơ quan.
D. hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Câu 7. Cơ quan tư pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân. B. hành chính nhà nước. C. xét xử, kiểm sát. D. lập pháp nhà nước.
Câu 8. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do chủ thể nào sau đây bầu ra?
A. Nhân dân địa phương bầu ra. B. Chính phủ bầu ra.
C. Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra.
D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
Câu 9. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân là A. Hội đồng nhân dân. B. Ủy ban nhân dân.
C. Viện kiểm sát nhân dân. D. Hội đồng nhân dân.
Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức nào?
A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
B. Dân chủ trực tiếp và dân chủ tuyệt đối.
C. Dân chủ đại diện và dân chủ nghị viện.
D. Dân chủ đại diện và dân chủ tuyệt đối.
Câu 11. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống
nhất và hài hoà giữa hai yếu tố A. tập trung và dân chủ.


B. đại diện và dân chủ.
C. tập trung và bắt buộc.
D. đại diện và phục tùng.
Câu 12. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các
A. giáo lý, tôn thờ giáo luật.
B. cuộc họp, giáo lý, lễ nghi.
C. kì họp, phiên họp, cuộc họp.
D. lễ nghi, cuộc họp, pháp luật.
Câu 13. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông
qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức
A. dựa theo yêu cầu sắp xếp có sẵn.
B. biểu quyết theo lãnh đạo chủ chốt.
C. bầu cử, ứng cử theo quy định pháp luật.
D. thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động
trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ nào dưới đây?
A. Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
B. Chuyên quyền theo lãnh đạo.
C. Cấp dưới buộc theo cấp trên.
D. Thảo luận phi dân chủ.
Câu 15. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo
Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật thể hiện nguyên tắc
A. pháp chế xã hội chủ nghĩa. B. tập trung dân chủ.
C. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. thống nhất và kiểm soát.


Câu 16. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ
trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thể
hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính thống nhất. B. Tính nhân dân. C. Tính quyền lực. D. Tính pháp quyền.
Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội
quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức nào sau đây? A. Bầu cử. B. Ứng cử. C. Tự ứng cử. D. Biểu quyết.
Câu 18. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các hình
thức biểu quyết mà Quốc hội quyết định áp dụng là
A. tự đề cử, giới thiệu.
B. biểu quyết bí mật, bầu cử.
C. thông qua giới thiệu, bỏ phiếu kín.
D. biểu quyết công khai, bỏ phiếu kín.
Câu 19. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), tại phiên
họp, Đại biểu Quốc hội có quyền nào sau đây?
A. Chỉ biểu quyết tán thành hoặc không tán thành.
B. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
C. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc đàm phán, thương lượng.
D. Biểu quyết tán thành, không biểu quyết hoặc đàm phán, thương lượng.
Câu 20. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm
A. thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
B. làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
C. đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
D. thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia.


zalo Nhắn tin Zalo