LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY CHỦ ĐỀ 1
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1930
I. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: * Nguyên nhân:
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền
kinh tế kiệt quệ, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
* Chính sách khai thác của Pháp
- Trong nông nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, làm cho diện tích trồng
cây cao su tăng lên nhanh chóng.
- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng khai thác mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ti mới ra đời. Pháp còn
mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.
- Về thương nghiệp, phát triển hơn trước; Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.
- Trong giao thông vận tải, đầu tư phát triển thêm đường sá, cầu cống, bến cảng, đường sắt xuyên Đông
Dương được nối liền nhiều đoạn.
- Về ngân hàng, ngân hàng Đông Dương nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.
* So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất về mục đích, quy mô:
- Mục đích: Nếu như cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tuân theo quy luật chung
của chủ nghĩa đế quốc, đó là biến thuộc địa thành nguồn cung cấp tài nguyên cho nên công nghiệp của
mình và đồng thời là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của nên công nghiệp đó; thì cuộc khai thác lần thứ
hai chủ yếu để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra đối với nền kinh tế nước Pháp. Tuy nhiên,
mục đích chung vẫn giống nhau ở chỗ đều là vơ vét, bóc lột các thuộc địa. - Quy mô, mức độ:
Đợt khai thác lần thứ hai có quy mô lớn hơn rất nhiều. Tổng số vốn được đầu tư vào Việt Nam từ 1919
đến 1929 lên đến 8 tỷ FR. Điểm giống nhau là số vốn đầu tư đều chú trọng vào việc khai thác mỏ, đồn
điền cao su. Các đồn điền cao su được mở rộng. Diện tích trồng cao su từ 15.000 hecta năm 1924 lên đến
120.000 hecta vào năm 1930. Hoạt động khai thác mỏ cũng phát triển tăng vọt. Vào năm 1923 có 946 mỏ
được khai thác thì đến năm 1929 có đến 17.685 mỏ. Đa số các mỏ ấy tập trung ở Bắc Kì.
Nếu như đợt khai thác lần thứ nhất, Pháp chủ yếu xuất khẩu những sản phẩm thô, công nghiệp chế biến
tại chỗ không được chú ý. Chỉ một số ít được thành lập như các hãng xay xát lúa tại Nam Kì, một vài
hãng dệt ở Bắc Kì thì đợt khai thác lần hai đã mở thêm một số cơ sở chế biến lớn hơn.
Mạng lưới giao thông vận tải, đường sá lần thứ hai được đầu tư thêm đường sắt nối Đông Dương ở một
số đoạn. Còn về cơ bản, cả hai lần khai thác thuộc địa đều giống nhau về chính sách độc quyền thương
mại, đánh thuế nặng hàng hóa nhập khẩu… Và đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt, nông
nghiệp giẫm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, què quặt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nền
kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nên sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
2. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục:
- Về chính trị, Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự
do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố,…
- Về văn hóa giáo dục, Pháp khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở
trường học,… lợi dụng sách báo để tuyên truyền chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc tư tưởng
hòa bình, hợp tác với Pháp….
3. Xã hội Việt Nam phân hóa: Các giai Đặc điểm
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng tầng
Địa chủ -Áp bức bóc lột, chiếm đoạt ruộng đất của -Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp phong nông dân
- Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước kiến
- Tư sản mại bản làm tay sai cho thực dân Pháp
- Phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại
- Tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc, dân chủ, Tư sản bản và tư sản dân tộc
chống đế quốc và phong kiến nhưng dễ thỏa hiệp
Tiểu tư - Gồm tri thức, tiểu thương, thợ thủ công
- Có tinh thần cách mạng, là một lực lượng trong sản
- Bị TS Pháp chèn ép, khinh bỉ, đời sống bấp quá trình cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta thành thị bênh - Chiếm trên 90% dân số
- Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất cuộc Nông
- Bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột cách mạng dân nặng nề
- Bị bần cùng hóa và phá sản Công
- Phát triển nhanh, gắn bó với nông dân, có - Nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách nhân truyền thống yêu nước mạng nước ta.
II. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: 1. Ả
nh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào Cách mạng thế giới:
Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thành công đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam...
Phong trào cách mạng thế giới: tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản thành lập; Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều
nước ( Pháp 1920, Trung Quốc 1921), tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tưởng Mác – Lê-nin vào Việt Nam. 2. P
hong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925):
* Tầng lớp tư sản dân tộc chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế như (phong trào chấn hưng hàng nội
hóa, bài trừ ngoại hóa). Để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhằm gây áp lực với Pháp, tư sản dân
tộc đã thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp
nhượng bộ cho một số quyền lợi, họ lại sẵn sàng thỏa hiệp.
*Tầng lớp tiểu tư sản tri thức: tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam,
Việt Nam Nghĩa đàn, Đảng Thanh niên...với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi:
- Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện ( Quảng Châu- Trung Quốc) (tháng 6-1924) đã mở màn cho
một thời kì đấu tranh mới của dân tộc.
- Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926)v.v...
*Phong trào công nhân (1919-1925)
- Do bị áp bức, bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ của các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ ở Pháp
và (Hương Cảng – Trung Quốc); ở Nam Đinh, Hà Nội, Hải Dương, Sài Gòn,...phong trào công nhân có
những bước phát triển mới. Không chỉ đơn thuần là đòi quyền lợi kinh tế mà còn các quyền khác, thành
lập tổ chức Cộng hội bí mật...
- Cuộc đấu tranh của công nhân ở thời kì này tuy còn lẻ tẻ, rời rạc, nhưng ý thức giai cấp đã phát triển
nhanh chóng làm cơ sở cho các tổ chức và các phong trào chính trị cao hơn sau này.
- Năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn thắng lợi, đã đánh dấu một bước tiến
mới của phong trào công nhân Việt Nam- giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có
tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
III. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925) 1. N
guyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923)
- Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội
nghị Véc-xai bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng
và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê –nin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
- Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc
tế thứ ba và tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường
cứu nước: đó là con đường cách mạng vô sản, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác – Lê- nin.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp Thuộc địa. Năm 1922, làm chủ nhiệm kiêm chủ
bút báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo
trên được bí mật chuyển về Việt Nam. 2. N
guyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa
học tập nghiên cứu vừa làm việc(viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế).
- Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về Nhiệm vụ
cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng ở các nước thuộc địa với phong trào
công nhân ở các nước đế quốc.
- Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách
mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin là bước
chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. 3. N
guyễn Ái Quốc ở Trung Quốc(1924-1925):
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã tiếp xúc với các nhà
lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn (6-1925).
- Người đã lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách
mạng. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp và in thành sách Đường Kách mệnh (1927),
nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tiến hành “vô sản hóa”, góp phần thực hiện việc
kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh việc
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
IV. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: 1. Bướ
c phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927):
- Trong hai năm 1926-1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra như các cuộc bãi công của
nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng,...
- Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc và mang tính chính trị, chứng tỏ trình độ giác ngộ của
giai cấp công nhân đã nâng lên.
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển thành một làn sóng
cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, nhiều tổ chức cách mạng lần lượt ra đời. 2. Tân
Việt Cách mạng Đảng (7-1928):
Bộ chuyên đề chiến thắng kì thi 9 vào 10 chuyên Lịch sử - Nguyễn Đình Công
461
231 lượt tải
130.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ chuyên đề chiến thắng kì thi 9 vào 10 chuyên Lịch sử mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo chuyên đề ôn thi vào 10 chuyên Lịch sử.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(461 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)