ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
B. Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Câu 2. Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nào? A. Ôn đới lục địa. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới gió mùa.
D. Ôn đới Địa Trung Hải.
Câu 3. Loại cây lương thực nào được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á? A. Lúa nước. B. Khoai tây. C. Đậu nành. D. Lúa mạch.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện văn hóa Trung Quốc được truyền bá vào Đông Nam Á?
A. Nho giáo, Đạo giáo du nhập vào Đông Nam Á.
B. Mọi quốc gia Đông Nam Á đều sử dụng chữ Hán.
C. Nho giáo giữ địa vị độc tôn ở các quốc gia Đông Nam Á.
D. Các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng từ chữ Hán.
Câu 5. Văn minh Đông Nam Á không được hình thành từ cơ sở nào dưới đây?
A. Khí hậu hàn đới với đặc trưng: lạnh giá, ít mưa.
B. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.
D. Vị trí “ngã tư đường” giao thương quốc tế.
Câu 6. Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Tạo nên sự tương đồng tuyệt đối về mọi mặt trong văn hóa truyền thống.
B. Góp phần hình thành nhà nước thống nhất trên toàn khu vực Đông Nam Á.
C. Góp phần tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á.
D. Gây nên sự chia rẽ, thiếu đoàn kết, kì thị giữa các tộc người ở Đông Nam Á.
Câu 7. Công giáo xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á gắn liền với sự hiện diện của A. người Ấn Độ. B. người Trung Quốc. C. người phương Tây. D. người Nhật Bản.
Câu 8. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á? A. Thờ thần Shiva. B. Thờ cúng tổ tiên.
C. Tín ngưỡng phồn thực.
D. Thờ các vị thần tự nhiên.
Câu 9. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, văn hóa Đông Nam Á
A. phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ.
B. có sự giao thoa, tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
C. bộc lộ những dấu hiệu của sự suy thoái, khủng hoảng.
D. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây đúng về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học
viết của các dân tộc Đông Nam Á?
A. Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết.
B. Văn học viết làm nền tảng cho văn học dân gian.
C. Văn học dân gian và văn học viết không có sự giao thoa.
D. Văn học viết tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.
Câu 11. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là gì?
A. Không có sự giao lưu với bên ngoài.
B. Là nền văn minh thương nghiệp.
C. Mang thống nhất trong đa dạng.
D. Không mang tính bản địa.
Câu 12. Đền Bô-rô-bu-đua (ở In-đô-nê-xi-a) và chùa Thạt Luổng (ở Lào) chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ phong cách nghệ thuật kiến trúc nào? A. Kiến trúc Hồi giáo. B. Kiến trúc Hin-đu giáo. C. Kiến trúc phương Tây. D. Kiến trúc Phật giáo.
Câu 13. Trong đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc không có
tín ngưỡng nào dưới đây? A. Sùng bái tự nhiên.
B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Thờ Phật tổ và các Bồ tát. D. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 14. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nào dưới đây? A. Văn hóa Đông Sơn. B. Văn hóa Đồng Nai. C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Óc Eo.
Câu 15. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh cho biết điều gì về đời sống của người
Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Hoạt động đấu tranh chống ngoại xâm.
B. Đoàn kết để cùng làm thủy lợi, chống thiên tai.
C. Tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình.
D. Sự phát triển của kĩ thuật luyện kim (đúc đồng).
Câu 16. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống.
B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.
C. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
D. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
Câu 17. Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình nhà nước nào dưới đây? A. Chiếm hữu nô lệ. B. Dân chủ chủ nô.
C. Chuyên chế cổ đại phương Đông.
D. Quân chủ lập hiến phương Đông.
Câu 18. Cư dân Chăm-pa không phải là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây? A. Chữ Chăm-cổ. B. Lễ hội Ka-tê. C. Sử thi Đăm-săn. D. Thánh Địa Mỹ Sơn.
Câu 19. Cư dân Chăm-pa đã tiếp thu có sáng tạo những thành tựu văn minh Ấn Độ để
làm phong phú nền văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện thông qua việc
A. sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở của chữ Hán.
B. sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.
Bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo có đáp án
2.8 K
1.4 K lượt tải
50.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 2 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 2 đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 10 bộ Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(2823 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)