Đề cương Giữa kì 2 Lịch sử&Địa lí lớp 5 Chương trình mới (dùng chung cho 3 sách)

82 41 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Sử & Địa
Bộ sách: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương giữa kì 2 Lịch sử& Địa lí lớp 5 Chương trình mới 2025 dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử&Địa lí lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(82 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 5
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
- Chủ đề 3.
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 + Đất nước đổi mới.
- Chủ đề 4. Các nước láng giềng
+ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
+ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào + Vương quốc Cam-pu-chia
+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1.
Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau?
“Nơi nào lời Bác đẹp thay,
Tuyên ngôn Độc lập giữa ngày đầu thu?”
A. Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
B. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).
C. Bến cảng Nhà Rồng (TP. Hồ Chí Minh). D. Hang Pác-bó (Cao Bằng).
Câu 2. Năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã trở về địa điểm nào đầu tiên ở Việt Nam? A. Cao Bằng. B. Bắc Kạn. C. Tuyên Quang. D. Lạng Sơn.
Câu 3. Một trong những hoạt động mà Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện khi ở Cao Bằng năm 1941 là
A. triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng.
B. chỉ đạo xây dựng lực lượng cách mạng.
C. phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
D. viết bản Tuyên ngôn Độc lập.
Câu 4. Năm 1944, Hồ Chí Minh đã giao cho ai nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? A. Phạm Văn Đồng. B. Trường Chinh. C. Võ Nguyên Giáp. D. Lê Duẩn.
Câu 5. Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng tại A. Pác Bó (Cao Bằng). B. Tân Trào (Tuyên Quang). C. Hàng Ngang (Hà Nội).
D. Định Hoá (Thái Nguyên).
Câu 6. Nhân vật lịch sử được tôn vinh như người “anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam là A. Hồ Chí Minh. B. Phạm Văn Đồng. C. Võ Nguyên Giáp. D. Trường Chinh.
Câu 7. Đội trưởng đầu tiên của Hội Nhi đồng cứu quốc là A. Cao Sơn. B. Thanh Minh. C. Thanh Thuỷ. D. Kim Đồng.
Câu 8. Một trong những hoạt động trong công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam là
A. tấn công vào sân bay Mường Thanh.
B. bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri.
C. vận chuyển vũ khí, lương thực.
D. tấn công cứ điểm Him Lam.
Câu 9. Người anh hùng lấy thân mình làm giá súng, góp phần làm nên thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ là A. Phan Đình Giót. B. Tô Vĩnh Diện. C. Bế Văn Đàn. D. Trần Can.
Câu 10. Đoạn thơ dưới đây đề cập đến thắng lợi nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 – 1954)?
“… Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!”

A. Việt Bắc thu – đông (1947).
B. Biên giới thu – đông (1950). C. Thượng Lào (1953). D. Điện Biên Phủ (1954).
Câu 11. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Bộ Chính trị quyết định
A. cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập.
B. đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn.
C. mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
D. ném bom sân bay Tân Sơn Nhất.
Câu 12. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định còn có tên gọi khác là chiến dịch A. Tây Nguyên. B. Huế - Đà Nẵng. C. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội.
Câu 13. Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 là ai? A. Văn Tiến Dũng. B. Trần Văn Trà. C. Võ Nguyên Giáp. D. Lê Trọng Tấn.
Câu 14. Cuối tháng 4-1975, phi đội nào dưới đây đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất? A. Quyết thắng. B. Hoà bình. C. Thống nhất. D. Giải phóng.
Câu 15. Quân Giải phóng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tiến công vào trung tâm Sài Gòn bằng mấy cánh quân? A. 3 cánh quân. B. 4 cánh quân. C. 5 cánh quân. D. 6 cánh quân.
Câu 16. Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn là ai? A. Nguyễn Văn Thiệu. B. Dương Văn Minh. C. Ngô Đình Diệm. D. Trần Văn Hương.
Câu 17. Thời bao cấp là tên gọi thường dùng để chỉ thời kì kinh tế của Việt Nam từ
A. đầu năm 1954 đến giữa năm 1975.
B. cuối năm 1976 đến giữa năm 1986.
C. đầu năm 1976 đến cuối năm 1986.
D. cuối năm 1976 đến đầu năm 1986.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây không đúng với thời bao cấp?
A. Mọi hoạt động sản xuất được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước.
B. Mọi hoạt động phân phối được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước.
C. Mọi hoạt động lưu thông hàng hoá được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước.
D. Mọi hoạt động phân phối lưu thông được tự do thực hiện.
Câu 19. Hoạt động nào dưới đây rất phổ biến ở thời kì bao cấp? A. Xếp hàng mua hàng hoá. B. Mua hàng qua internet. C. Mua hàng ở siêu thị. D. Xuất khẩu gạo.
Câu 20. Một trong những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được khi thực hiện đổi mới là
A. có nền kinh tế nông nghiệp phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.
B. trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
C. trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.
D. có nền kinh tế công nghiệp phát triển nhất Đông Nam Á.
Câu 21. Đất nước Việt Nam bước vào thời kì Đổi mới từ năm nào? A. Năm 1975. B. Năm 1986. C. Năm 1991. D. Năm 2000.
Câu 22. Ở Việt Nam, dưới thời kì bao cấp, người nông dân làm việc trong các hợp tác xã được chia sản phẩm theo hình thức nào? A. Tem, phiếu. B. Công điểm. C. Sổ lương thực. D. Nông sản.
Câu 23. Trung Quốc nằm ở khu vực nào dưới đây? A. Đông Nam Á. B. Nam Á. C. Trung Á. D. Đông Á.
Câu 24. Đặc điểm nào dưới đây đúng với tự nhiên của Trung Quốc?
A. Địa hình chủ yếu là các đồng bằng rộng lớn và phân bố ở miền Tây.
B. Địa hình chủ yếu là núi, cao nguyên, hoang mạc, bồn địa và phân bố ở miền Đông.
C. Khí hậu gió mùa bao phủ phần lớn lãnh thổ và chịu ảnh hưởng nhiều của bão.
D. Thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
Câu 25. Dân cư Trung Quốc tập trung đông ở A. miền Đông. B. miền Nam. C. miền Tây. D. miền Bắc.
Câu 26. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về Vạn Lý Trường Thành?
A. Là công trình được xây dựng và duy trì trong thời gian dài hơn 2 000 năm.
B. Là công trình bảo vệ Trung Quốc khỏi sự xâm lược từ bên ngoài.
C. Là công trình vĩ đại đi qua nhiều địa hình phức tạp, hiểm trở.
D. Vẫn còn giữ nguyên như xưa với độ dài hơn 20 000 km.
Câu 27. Công trình kiến trúc nào không phải của Trung Quốc? A. Vạn Lý Trường Thành. B. Ăng-co Thom. C. Cố cung Bắc Kinh.
D. Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng.
Câu 28. Kiến trúc sư người Việt là Nguyễn An đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng công trình
kiến trúc nào của Trung Quốc? A. Vạn Lý Trường Thành.
B. Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. C. Cố cung Bắc Kinh. D. Di Hoà Viên.
Câu 29. Nét đặc biệt về vị trí địa lí của Lào là A. ở phía tây Việt Nam. G. giáp nhiều quốc gia. B. không giáp biển.
D. nằm ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 30. Đặc điểm nào dưới đây đúng với thiên nhiên của Lào?
A. Chỉ có núi và cao nguyên, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều rừng.
B. Chủ yếu là đồng bằng, khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt, ít rừng.
C. Địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, tài nguyên rừng ít có giá trị.
D. Chủ yếu là núi và cao nguyên, khí hậu nhiệt đới gió mùa, giàu tài nguyên rừng.
Câu 31. Đặc điểm nào dưới đây đúng với thiên nhiên của Cam-pu-chia?
A. Địa hình dạng lòng chảo, khí hậu nhiệt đới mưa nhiều quanh năm. Ít rừng.
B. Địa hình đa dạng, khí hậu gió mùa với mùa đông lạnh, nhiều rừng.
C. Chủ yếu là cao nguyên, khí hậu gió mùa, rừng có nhiều gỗ quý.
D. Chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều rừng.
Câu 32. Lào có tên đầy đủ là
A. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
B. Cộng hoà Nhân dân Lào.
C. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Lào. D. Vương quốc Lào.
Câu 33. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm vị trí của Lào?
A. Lào thuộc khu vực Đông Nam Á.
B. Lào là quốc gia không giáp biển.
C. Lào tiếp giáp với Việt Nam ở phía đông.
D. Lào nằm ở phía bắc của châu Á.
Câu 34. Công trình nào sau đây không phải của Cam-pu-chia? A. Ăng-co Vát. B. Chùa Bạc. C. Ăng-co Thom. D. Vạn Lý Trường Thành.
Câu 35. Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Việt Nam gia nhập ASEAN?
A. Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
B. Tạo nhiều việc làm và nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam.
C. Việt Nam có cơ hội mở rộng giao lưu văn hoá với các nước.


zalo Nhắn tin Zalo