Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án

382 191 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 10 TL lẻ ( Xem chi tiết » )
Số trang: 44 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(382 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Tài liệu bộ mới nhất

Mô tả nội dung:


ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I LỚP 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
(10 đề ma trận + đáp án)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC Mức độ Tổng số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Chủ đề/ Bài học câu Điểm số Nhận biết Kết nối Vận dụng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản 2 1 1 4 0 2,0 Luyện từ và câu 1 1 0 2 4,0 Luyện viết bài văn 1 0 1 2,0 Tổng số câu TN/TL 2 1 1 1 1 1 4 3 7 câu/10đ Điểm số 1,0 2,0 0,5 2,0 0,5 4,0 2,0 8,0 10,0 3,0 2,5 4,5 10,0 Tổng số điểm 10,0 30% 25% 45% 100% (Đề 1)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Một chiều cuối thu
Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc
một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở
đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ
màng nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám
mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo
sương sớm khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.
Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng
đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh
mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.
Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm.
Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta những mùa thu đã qua.
Tôi đứng tựa vai vào cây bạch đàn, nghe tiếng gỗ thì thầm những điều bí ẩn của
mùa thu. Và nhìn lên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên
những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai:
Khói về rứa ăn cơm với cá
Khói về ri lấy đá đập đầu

Chúng cứ hát mãi, hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông…
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1 (0,5 điểm). Những con vật nào xuất hiện trong đoạn văn trên. A. Cò, bò, cá B. Cò, cá, chim C. Bò, cá, chuột D. Đáp án A, B và C
Câu 2 (0,5 điểm). Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn đầu của văn bản? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Đáp án A, B và C
Câu 3 (0,5 điểm). Sự vật nào không được nhắc đến ở đoạn văn trên?
A. Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng
B. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ
C. Những chú chim non bay lượn trên bầu trời cao rộng
D. Bầu trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu “Khói về rứa ăn cơm với cá/ Khói về ri lấy đá đập đầu” thuộc thể loại gì? A. Thơ lục bát B. Đồng dao C. Thành ngữ D. Câu ca dao, tục ngữ
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm).
Phân loại các từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng dưới đây:
Một tối đầu đông, Đức nhờ mẹ hướng dẫn làm bài tập. Khi mẹ cầm bút, Đức để
ý đến bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay nứt nẻ xen lẫn vài vết chai sạn do mẹ phải làm việc vất vả.
(Trích “Đôi tay của mẹ” - Uyển Ly) Danh từ Động từ Tính từ
Câu 6 (2,0 điểm). Gạch chân vào từ không cùng từ loại với các từ còn lại:
a. Chằng chịt / mịt mùng / chi chít / mải mê.
b. Hạn hán / động đất / sạt lở / sóng thần.
c Nghĩ ngợi / nghe ngóng / mong chờ / nghi ngút.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm).
Viết bài văn tả cảnh quê hương nơi em đang sống. BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A B C B
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm) Danh từ Động từ Tính từ Tối, đông Hướng dẫn, để ý Chia sản, vất vả Câu 6 (2,0 điểm)
a. Chằng chịt/ mịt mùng/ chi chít/ mải mê.
b. Hạn hán/ động đất/ sạt lở/ sóng thần.
c Nghĩ ngợi/ nghe ngóng/ mong chờ/ nghi ngút.
B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm) A. Mở bài
-
Giới thiệu vài nét khái quát về quê hương hoặc nơi em đang ở. B. Thân bài
- Kể khái quát về khung cảnh nơi quê hương em.
- Kể chi tiết những nét đặc trưng ở quê em. 3. Kết bài
- Nêu những suy nghĩ, tình cảm của bản thân em dành cho quê hương mình.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo