Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

148 74 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Chuyên đề
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 39 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(148 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 20…. – 20….
MÔN NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP 1. Văn bản:
- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn
bản. Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian,
thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời
độc thoại trong văn bản truyện. Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết
phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như:
vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể
hiện qua văn bản. Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản
muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được
một số căn cứ để xác định chủ đề.
a. Ý tưởng, thông điệp của văn bản Nội dung Kiến thức 1. Khái niệm
Ý tưởng là những suy nghĩ, dự định, mục tiêu của người viết. Ý tưởng
thường nảy sinh qua quá trình người viết trải nghiệm, quan sát, khám
phá, trăn trở trước cuộc sống, từ đó thôi thúc ý định viết.
Thông điệp là những ý tưởng quan trọng (bài học, tư tưởng, cách ứng 1
xử,...) được gửi gắm trong văn bản.
2. Quá trình Thông thường, từ ý tưởng ban đầu, người viết sẽ phát triển thành
hình thành ý thông điệp, qua đó tác động đến suy nghĩ, hành động của người đọc. tưởng, thông điệp của văn bản
b. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong việc đọc hiểu văn bản Nội dung Kiến thức
Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, văn
hóa, xã hội tại thời điểm văn bản ra đời giúp cho việc đọc hiểu văn 1. Khái niệm
bản được sâu sắc hơn; là bối cảnh tại thời điểm người đọc đọc văn
bản, tác động đến cách hiểu, cách suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.
Khi đọc văn bản, việc liên hệ với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội 2. Tác dụng
giúp người đọc hiểu thêm về mục đích viết và nội dung (bao gồm ý
tưởng và thông điệp) của văn bản. c. Truyện trinh thám Nội dung Kiến thức
Truyện trinh thám là thể loại truyện kể lại quá trình tìm kiếm sự thật 1. Khái niệm
về một vụ án. Dựa vào những manh mối ban đầu, người điều tra
(thám tử, cảnh sát,...) từng bước khám phá sự thật.
Truyện phải có: (1) một vụ việc đã xảy ra và thủ phạm còn giấu mặt; 2. Nội dung
(2) một cuộc điều tra được tiến hành chủ yếu bởi các thám tử và/ hoặc
nhân vật bị tình nghi là thủ phạm. 3. Không
Không gian trong truyện trinh thám là nơi diễn ra hoặc lưu giữ các gian
manh mối về vụ án (dấu vết, tung tích của tội phạm, của nạn nhân
hoặc những người liên quan,...). Đó cũng là không gian diễn ra các 2
hoạt động điều tra, khám phá những sự thật về vụ án.
Thời gian trong truyện trinh thám là thời gian diễn ra các hoạt động
điều tra, từ lúc khởi đầu cuộc điều tra cho đến khi các nhà điều tra
chính thức đưa ra bằng chứng, những phân tích, lí giải thuyết phục và 4. Thời gian
kết luận về vụ án. Thời gian này thường có giới hạn trong một vài
tuần hoặc vài ngày, thậm chí vài giờ. Điều này mang lại những thách
thức cho nhân vật chính trong quá trình khám phá vụ án.
Cốt truyện của truyện trinh thám xoay quanh quá trình điều tra, làm
sáng tỏ vụ án. Những bí mật về thủ phạm được giữ kín đến cùng, tạo
nên sự hấp dẫn, khiến người đọc luôn luôn ở trong trạng thái căng 5. Cốt thẳng. truyện, sự kiện
Chi tiết trong truyện trinh thám là loại chi tiết gắn với các tình huống
có tác dụng gợi mở phán đoán đối với hoạt động điều tra. Mỗi chi tiết 6. Chi tiết
ấy như một bằng chứng hoặc một manh mối quan trọng trong quá trình điều tra.
- Truyện trinh thám thường có những kiểu nhân vật quen thuộc: kẻ
gây án giấu mặt, nạn nhân, cảnh sát, thám tử,... 7. Nhân vật
- Nhân vật chính là thám tử (chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư) - người
có kĩ thuật điều tra vượt trội, đồng thời có khả năng quan sát tinh
tường, khả năng phân tích, suy luận, đánh giá sắc bén.
8. Lời người Trong truyện trinh thám, lời của người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc kể chuyện
ngôi thứ nhất) gồm lời kể, miêu tả, phân tích, bình luận thường được
kết hợp với lời của các nhân vật khác, nhất là lời của nhân vật thám 3
tử, nhằm tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn quá trình điều tra, khám phá vụ án. 9. Lời đối
Lời đối thoại trong truyện trinh thám thường góp phần mở ra các thoại
manh mối cho cuộc điều tra. 10. Lời độc
Lời độc thoại nội tâm trong truyện trinh thám được sử dụng nhằm thể thoại nội
hiện diễn biến tâm lí của nhân vật, nhất là nhân vật thám tử. tâm
d. Thơ song thất lục bát Nội dung Kiến thức
Thơ song thất lục bát là thể thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp 1. Khái niệm
lục bát (sáu - tám tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của
dòng thất tiếp theo (vần trắc). Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp
vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng). Tiếng cuối của dòng lục 2. Vần
hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng). Tiếng cuối của
dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục.
Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát 3. Nhịp
ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát
thường ngắt nhịp 2/2/2/2).
Thành tựu của thể thơ song thất lục bát gắn liền với thể ngâm khúc,
tiêu biểu như: Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần
4. Thành tựu Côn, bản diễn Nôm của Phan Huy Ích), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia
Thiều), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ),...
* Sự khác nhau của thơ song thất lục bát và thơ lục bát Phương diện Thơ lục bát
Thơ song thất lục bát 4


zalo Nhắn tin Zalo