MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Mức độ đánh giá STT Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL Phân môn Lịch sử 1
Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại 1 1 2 Ấn Độ cổ đại 1 1 3
Trung Quốc thời cổ đại 1 1 4
Hi Lạp và La Mã cổ đại 1/2 1/2
Sự ra đời và phát triển của các vương 5
quốc ở Đông Nam Á (từ những thế kỉ 1 1
tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
Giao lưu thương mại và văn hóa ở 6
Đông Nam Á (từ đầu công nguyên 2 2 đến thế kỉ X) Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Phân môn Địa lí 1
Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. 3 2
Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. 3 Hiện tượng tạo núi 3 Núi lửa và động đất 3 1/2 4
Các dạng địa hình chính trên Trái Đất, 3 1/2 khoáng sản Tổng số câu hỏi 6 6 1/2 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tỉ lệ chung 30% 30% 20% 20% ĐỀ BÀI
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Ở Ai Cập cổ đại, người đứng đầu nhà nước được gọi là A. Thiên tử. B. Hoàng đế. C. En-xi. D. Pha-ra-ông.
Câu 2. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá? A. Xây dựng kim tự tháp.
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.
D. Sử dụng hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
Câu 3. Tôn giáo nào của người Ấn Độ cổ đại có chủ chương tất cả mọi người đều bình đẳng? A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Ấn Độ giáo. D. Thiên Chúa giáo.
Câu 4. Tác phẩm nào ở Ấn Độ cổ đại được xem là bách khoa toàn thư về mọi mặt đời sống xã hội? A. Ra-ma-y-a-na. B. Vê-đa.
C. Ma-ha-bha-ra-ta. D. Ra-ma Kiên.
Câu 5. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc? A. Kim tự tháp. B. Thành treo Ba-bi-lon. C. Vạn lí trường thành.
D. Đấu trường Cô-li-dê.
Câu 6. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại thuận lợi cho hoạt động kinh tế nào? A. Thủ công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Mậu dịch hàng hải.
Câu 7. Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì, như:
A. Ba-bi-lon, Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa…
B. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam…
C. Ba-bi-lon, U-rúc, Đva-ra-va-ti, Sri-kse-tra…
D. A-ten, Lang-ka-su-tra, Ma-lay, Chân Lạp…
Câu 8. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng là nhờ tiếp thu
A. chữ La-tinh của người La Mã.
B. hệ thống chữ cổ Mã Lai.
C. chữ hình nêm của người Lưỡng Hà.
D. hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ.
Câu 9. Đền Bô-rô-bu-đua của In-đô-nê-xi-a chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật kiến trúc của tôn giáo nào dưới đây? A. Ấn Độ giáo. B. Phật giáo.
C. Thiên Chúa giáo. D. Hồi giáo.
Câu 10. Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng tới tín
ngưỡng truyền thống nào của cư dân Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng phồn thực. B. Tục cầu mưa.
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
D. Tín ngưỡng thờ thần – vua.
Câu 11. Quá trình giao lưu thương mại đã tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của các vương
quốc phong kiến Đông Nam Á?
A. Kinh tế các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.
B. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ buôn bán với thương nhân Ấn Độ.
C. Đông Nam Á cung cấp nhiều mặt hàng chủ lực như: lúa mì, nho, ô liu…
D. Ở các vương quốc Đông Nam Á xuất hiện nhiều thương cảng sầm xuất.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?
A. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những tôn giáo riêng của mình.
B. Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã sáng tạo ta chữ viết trên cơ sở chữ Ấn Độ.
C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.
D. Kiến trúc đền – núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
a) Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự hình
thành và phát triển của nền văn minh ở đây?
b) Hãy kể tên 04 thành tựu của cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được bảo tồn/ sử dụng cho tới hiện nay.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là dấu hiệu nào sau đây?
A. Mực nước giếng thay đổi.
B. Cây cối nghiêng hướng Tây.
C. Động vật tìm chỗ trú ẩn.
D. Mặt nước có nổi bong bóng.
Câu 2. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực? A. Xâm thực. B. Bồi tụ. C. Đứt gãy. D. Nấm đá.
Câu 4. Khi cường độ của quá trình ngoại sinh lớn hơn quá trình nội sinh thì địa hình có xu hướng: A. bị hạ thấp B. không thay đổi. C. bằng phẳng. D. được nâng cao.
Câu 5. Tác động của các quá trình nội sinh thường có xu hướng: A. san bằng địa hình.
B. làm cho địa hình gồ ghề C. hạ thấp địa hình.
D. phá hủy chỗ này bồi đắp chỗ khác.
Câu 6. Nội lực tạo ra hiện tượng: A. lũ lụt, động đất. B. sóng thần, lũ lụt.
C. động đất, núi lửa. D. phong hóa, sóng thần.
Câu 7. Theo thang độ Rich-te cường độ từ (5-5,9) được coi là mức độ gì? A. Nhẹ. B. Trung bình. C. Mạnh. D. Rất mạnh.
Câu 8. Dấu hiệu nào cưới đây xảy ra trước khi có động đất?
A. Mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng. B. Mặt đất rung nhẹ.
C. Nhiệt độ tăng đột ngột.
D. Thấy xuất hiện dung nham phun trào.
Câu 9. Đâu là tác động có lợi của núi lửa phun trào?
A. Động vật di chuyển sang vùng khác.
B. Hình thành các vùng đất đỏ, phì nhiêu do dung nham bị phong hóa.
C. Hình thành các dạng địa hình mài mòn.
D. Tạo thành các dãy núi trẻ, cao đồ sộ.
Câu 10. Công dụng chính của than đá, dầu mỏ,… là gì?
A. Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hóa chất.
B. Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen.
C. Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu.
D. Nguyên liệu để sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng,…
Câu 11. Đặc điểm chính của đồng bằng là:
A. Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
B. Địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh.
C. Dạng địa hình nhô cao, đỉnh tròn sườn thoải.
D. Dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
Câu 12. Đặc điểm chính của đồi là:
A. Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
B. Địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh.
C. Dạng địa hình nhô cao, đỉnh tròn sườn thoải.
D. Dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
a. (1.0 điểm) Nêu điểm giống và khác nhau giữa núi và đồi.
b. (1.0 điểm) Kể tên 1 quốc gia thường xuyên xảy ra động đất mà em biết. Quốc gia đó đã phải chịu
những thiệt hại gì do động đất gây ra?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-D 2-B 3-B 4-C 5-C 6-B 7-B 8-D 9-B 10-B 11-D 12-A
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): ♦ Yêu cầu a) * Thuận lợi:
- Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công
nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử & Địa lý 6 Kết nối tri thức - Đề 2
277
139 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề thi cuối kì 1 Sử&Địa 6 Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, mới nhất nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lý lớp 6.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(277 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)