MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Mức độ đánh giá STT Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL Phân môn Lịch sử 1
Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại 1 1 2 Ấn Độ cổ đại 1 1 3
Trung Quốc thời cổ đại 1 1 4
Hi Lạp và La Mã cổ đại 1/2 1/2
Sự ra đời và phát triển của các vương 5
quốc ở Đông Nam Á (từ những thế kỉ 1 1
tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
Giao lưu thương mại và văn hóa ở 6
Đông Nam Á (từ đầu công nguyên 2 2 đến thế kỉ X) Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Phân môn Địa lí 1
Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. 3 2
Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. 3 Hiện tượng tạo núi 3 Núi lửa và động đất 3 1/2 1/2 4
Các dạng địa hình chính trên Trái Đất, 3 khoáng sản Tổng số câu hỏi 6 6 1/2 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tỉ lệ chung 30% 30% 20% 20% ĐỀ BÀI
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Tộc người nào là chủ nhân của những nhà nước thành bang đầu tiên ở Lưỡng Hà? A. Người Ác-cát.
B. Người Ba-bi-lon. C. Người A-ri-a. D. Người Xu-me.
Câu 2. Tục ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại xuất phát từ
A. sự mách bảo của thần Mặt Trời.
B. niềm tin vào sự bất tử của linh hồn.
C. mệnh lệnh của các Pha-ra-ông.
D. nhu cầu thể hiện sự giàu có và quyền uy.
Câu 3. Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là A. Chùa hang A-gian-ta.
B. Vạn Lý Trường Thành. C. Thành cổ A-sô-ca. D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 4. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, chế độ đẳng cấp Vác-na là chế độ phân biệt về A. chủng tộc và màu da. B. tôn giáo. C. khu vực địa lí. D. tôn giáo và màu da.
Câu 5. Công trình phòng ngự nổi tiếng được tiếp tục xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là A. Vạn Lý Trường Thành. B. Ngọ Môn. C. Tử Cấm Thành. D. Luỹ Trường Dục.
Câu 6. Cư dân Trung Quốc cổ đại phải đối mặt với khó khăn nào khi sinh sống tại lưu vực các dòng
sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang)?
A. Thiếu nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
B. Đất đai cằn cỗi do không được bồi đắp phù sa.
C. Mưa bão, lũ lụt gây bất lợi cho cuộc sống và sản xuất.
D. Không có đất đai để tiến hành sản xuất nông nghiệp.
Câu 7. Các vương quốc ở khu vực Đông Nam Á lục địa có ưu thế phát triển về ngành kinh tế nào dưới đây? A. Nông nghiệp.
B. Thủ công nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Mậu dịch hàng hải.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Sản xuất công thương nghiệp là nền tảng.
D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...
Câu 9. Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã làm xuất hiện các A. thành phố hiện đại. B. thương cảng.
C. công trường thủ công. D. trung tâm văn hoá.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng phồn thực.
B. Tục thờ cúng tổ tiên. C. Thờ thần Siva. D. Tục cầu mưa.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?
A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào.
B. Cư dân Đông Nam Á không sáng tạo được chữ viết riêng.
C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.
D. Kiến trúc đền - núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây đúng khi nhận xét về khu vực Đông Nam Á?
A. Vị trí địa lí của Đông Nam Á không thuận lợi cho buôn bán đường biển.
B. Đông Nam Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
C. Ka-lin-ga là vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á trong thế kỉ I - VII.
D. Các vương quốc sơ kì được hình thành ở Đông Nam Á trong những thế kỉ VII - X.
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
a. Nêu những điểm chung về điều kiện tự nhiên giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại.
b. Theo em, điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Trái Đất gồm bao nhiêu mảng kiến tạo lớn? A. 8 B. 9 C. 7 D. 6
Câu 2. Trái Đất có cấu tạo gồm các lớp nào dưới đây?
A. vỏ Trái Đất, Thạch quyển và lớp lõi.
B. vỏ Trái Đất, lớp man-ti và nhân.
C. vỏ Trái Đất, lớp man-ti và lõi trong.
D. vỏ Trái Đất, lớp man-ti và lõi ngoài.
Câu 3. Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là A. 1000⸰C. B. 5000⸰C. C. 7000⸰C. D. 3000⸰C.
Câu 4. Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực? A. Hang động caxtơ. B. Các đỉnh núi cao. C. Núi lửa, động đất. D. Vực thẳm, hẻm vực.
Câu 5. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây? A. Động đất, núi lửa.
B. Sóng thần, xoáy nước.
C. Lũ lụt, sạt lở đất. D. Phong hóa, xâm thực.
Câu 6. Các dạng địa hình nào sau đây được hình thành do gió? A. Hàm ếch sóng vỗ.
B. Vách biển, vịnh biển. C. Bậc thềm sóng vỗ.
D. Các cột đá, nấm đá.
Câu 7. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây? A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 8. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa? A. Cửa núi. B. Miệng. C. Dung nham. D. Mắc-ma.
Câu 9. Động đất nhẹ mấy độ rich-te? A. 5 - 5,9 độ. B. 4 - 4,9 độ. C. 6 - 6,9 độ. D. trên 7 độ.
Câu 10. Núi là núi có đặc điểm nào sau đây?
A. Đỉnh tròn, sườn dốc.
B. Đỉnh tròn, sườn thoải.
C. Đỉnh nhọn, sườn dốc.
D. Đỉnh nhọn, sườn thoải.
Câu 11. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm? A. Cao nguyên. B. Đồng bằng. C. Đồi. D. Núi.
Câu 12. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc nào dưới đây? A. núi thấp. B. núi già. C. núi cao. D. núi trẻ.
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
a. Trình bày khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của động đất.
b. Nếu đang trong giờ học có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-D 2-B 3-A 4-A 5-A 6-C 7-A 8-C 9-B 10-C 11-C 12-D
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
♦ Yêu cầu a) Điểm chung về điều kiện tự nhiên….:
- Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...
- Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...
- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.
- Giàu tài nguyên thiên nhiên.
♦ Yêu cầu b) Tác động của điều kiện tự nhiên…
- Tác động tới sự hình thành nhà nước:
+ Do đất đai canh tác xấu, nên phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả
=> có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân hóa xã hội . Vì vậy, tới khoảng thiên
niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời.
+ Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình
thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.
- Tác động tới đời sống kinh tế:
+ Đất đai ít, khô cứng nên nông nghiệp không phát triển mạnh.
+ Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi nên kinh tế thủ công nghiệp và
thương nghiệp rất phát triển.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử & Địa lý 6 Kết nối tri thức - Đề 3
643
322 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề thi cuối kì 1 Sử&Địa 6 Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, mới nhất nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lý lớp 6.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(643 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)