ĐỀ SỐ 12
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2023-2024 (Hải Phòng)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 CD
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản: CHỐN QUÊ
Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,
Bao giờ cho hết khỏi đường lo?
(Thơ Nguyễn Khuyến - NXB Văn học, 2016)
*Chú thích: Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt
Nam. Ra làm quan lúc nước mất vào tay thực dân Pháp, ông từ quan về ở ẩn tại
quê hương. Bài thơ viết vào thời điểm triều đình nhà Nguyễn đã để mất nước vào
tay thực dân Pháp, nhân dân phải chịu cảnh áp bức, bóc lột, lầm than.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 3. Chỉ ra những hình ảnh tái hiện cuộc sống của người lao động chốn quê trong văn bản.
Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 5. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 dòng thơ sau:
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Câu 6. Văn bản thể hiện tình cảm, thái độ nào của tác giả?
Câu 7. Nhận xét cuộc sống của người dân quê trong văn bản trên.
Câu 8. Giả sử bị lâm vào cảnh nghèo khó, bạn sẽ làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh
đó? Trình bày ngắn gọn trong 5 - 7 câu văn.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục các bạn trong
lớp mình từ bỏ thói quen thức khuya. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 0,5 2
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,5
HS có thể liệt kê các hình ảnh (về một cuộc sống nghèo 0,5
khổ, thiếu thốn, vất vả cơ cực): 3
Làm ruộng, chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa, sớm trưa dưa muối,...,
HS có thể diễn đạt khác nhau, đảm bảo nội dung: 1.0
Bài thơ là bức tranh hiện thực về sự khốn khổ cơ cực của 4
người dân nghèo dười thời thực dân phong kiến, đồng
thời bộc lộ những đồng cảm và mong ước về một tương lai no ấm hơn,…. 5
- Biện pháp tu từ: Liệt kê, điệp, đối. 1,0 - Hiệu quả:
+ Tạo nhịp điệu, tạo sự hài hòa, cân đối cho câu thơ.
+ Tác giả thể hiện thái độ căm phẫn trước sự bất công và
chua chát, xót xa trước cuộc sống nhọc nhằn, vất vả của
người dân quê nghèo vì áp bức, thuế khóa, công sá cao,...
Tình cảm, thái độ của tác giả trong bài thơ: 1,0
- Đồng cảm, xót xa, chua chát trước cuộc sống nhọc nhằn, vất vả 6
- Bất bình, lên án sự bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.
- Mong ước nhân dân có được cuộc sống ấm no.
- Cuộc sống của người dân quê trong bài thơ trên: mất 1,0
mùa, đói kém, phải trả nhiều chi phí; mức sống đạm bạc, nhiều lo lắng... 7
- Nhận xét: Cuộc sống ấy phản ánh nỗi cơ cực, đói
nghèo, bế tắc, bất công mà người dân quê đương thời phải gánh chịu.
Học sinh có thể trình bày các cách thức khác nhau để bản 0,5 8
thân thoát khỏi hoàn cảnh nghèo khó trong giả định, miễn hợp lý, thiết thực. II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 1
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn
đề. Kết bài khái quát được vấn đề. 2
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục các 0,5
bạn trong lớp mình từ bỏ thói quen thức khuya.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
điểm.
- Học sinh xác định chưa đủ & đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. 3
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2,5
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần
đảm vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giải thích, biểu hiện, nguyên nhân, thực trạng: 0,5
- Thói quen thức khuya: đi ngủ quá muộn so với quy tắc
của đồng hồ sinh học trong cơ thể một cách thường xuyên.
- Thức khuya trở thành thói quen xấu khi mục đích của
việc thức khuya không phải vì công việc đột xuất, không
do yêu cầu bắt buộc, tính chất của công việc mà vì giải
trí, xem điện thoại, chơi game...
- Người hay thức khuya thường có biểu hiện mắt thâm, lờ
đờ, cơ thể mệt mỏi, hay ngáp vặt, sức khỏe yếu, làm việc/
học tập thiếu minh mẫn, chính xác.
- Nguyên nhân dẫn đến thói quen: do ham chơi, tìm cách
để bản thân không bị bố/mẹ quản lý, chưa coi trọng sức 1,0 khỏe...
* Lý do từ bỏ: Tác hại của thói quen
- Về sức khỏe: giảm khả năng phát triển cơ thể tự nhiên,
mắc 1 số bệnh về thần kinh, rối loạn chuyển hóa, giảm sự
minh mẫn của trí não, nơron thần kinh không được nghỉ ngơi và tái tạo...
- Đối với học tập, công việc và cuộc sống: giảm hiệu suất
Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều (Đề 12)
303
152 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ Cánh diều mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(303 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)