Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều (Đề 14)

69 35 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 10 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ Cánh diều mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(69 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 14
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2023-2024 LƯƠNG VĂN TỤY
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 CD (Ninh Bình)
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me(1) tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội(2),
Áo đỏ người đưa trước dậu(3) phơi.
Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh(4) sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2000, Tr288)
Ghi chú: Nhà thơ Lưu Trọng Lư (1911-1991) là người tỉnh Quảng Bình, có đóng
góp lớn cho phong trào Thơ mới, được giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
Thơ ông vừa có vẻ đẹp cổ điển, vừa có luồng gió của thời đại mới. Điều này làm


nên cái tôi vừa rạo rực, tràn đầy cảm xúc vừa u buồn, cô đơn. Nhà phê bình Hoài
Thanh đã nhận xét: thơ Lưu Trọng Lư “chính là tiếng lòng thổn thức hoà theo tiếng
thổn thức của lòng ta”. (1) me: mẹ
(2) ngoài nội: ngoài cánh đồng
(3) dậu (hoặc “giậu”): tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân, vườn
(4) nét cười đen nhánh: ngày xưa người Việt có tục nhuộm răng đen
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?
Câu 3. Theo văn bản, yếu tố nào của ngoại cảnh đã khơi gợi nỗi nhớ của người con về mẹ của mình?
Câu 4. Khái quát nội dung chủ đạo của văn bản?
Câu 5. Trong văn bản, các hình ảnh “nắng mới hắt bên song” và “nắng mới reo
ngoài nội” có điểm gì khác biệt?
Câu 6. Nêu cảm nhận ngắn gọn của anh/chị về “nét cười đen nhánh” của người mẹ trong hai câu thơ:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.
Câu 7. Theo anh/ tình mẫu tử có vai trò của như thế nào trong cuộc sống của mỗi
người? Câu 8. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên là gì?
II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)
Ngại giao tiếp thực tế là một thói quen khá phổ biến của nhiều người trẻ hiện nay.
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm 0,5
Hướng dẫn chấm 1
- Thí sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm
- Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm
Nhân vật trữ tình trong văn bản là “tôi”- người con đang 0,5 nhớ mẹ
Hướng dẫn chấm
- Thí sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm 2
- Thí sinh trả lời: nhân vật trữ tình là tác giả, thì chỉ cho 0,25 điểm
- Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm 3
Theo văn bản, có 2 yếu tố của ngoại cảnh đã khơi gợi nỗi 0,5
nhớ của người con về mẹ của mình:
+ nhìn thấy nắng mới hắt bên song
+ nghe thấy tiếng gà trưa gáy não nùng
Hướng dẫn chấm
- Thí sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm
- Nếu thí sinh chép lại 2 câu thơ mở đầu, GK có thể linh hoạt cho 0,5 điểm
- Thí sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm
- Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm


Thí sinh có thể có cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ
bản, cần đảm bảo nội dung sau: 1,0 :
Bài thơ là những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về mẹ,
qua đó thể hiện nỗi nhớ sâu sắc và tình yêu thương mẹ của 4
chủ thể trữ tình – người con.
Hướng dẫn chấm
- Thí sinh trả lời đúng, đủ: 1,0 điểm
- Thí sinh chỉ trả lời được một nửa yêu cầu: cho 0,5 điểm
- Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm
Hình ảnh “nắng mới hắt bên song” và “nắng mới reo ngoài 1,0
nội” có điểm khác biệt:
- “Nắng mới hắt bên song”: đó là cái nắng được cảm nhận
qua cảm xúc của người con thời hiện tại, khi không còn mẹ
→ nắng buồn bã, hiu hắt
- “nắng mới reo ngoài nội”: đó là nắng mới trong kí ức của 5
người con, những ngày còn mẹ-> nắng rạng rỡ, tươi tắn,
tràn đầy sức sống, niềm vui.
Hướng dẫn chấm
- Thí sinh trả lời đủ ý: 1,0 điểm
- Thí sinh trả lời được một nửa yêu cầu : 0,5 điểm
- Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm 6
Nêu cảm nhận của em về “nét cười đen nhánh” của người 1,0 mẹ trong hai câu thơ:


zalo Nhắn tin Zalo