ĐỀ SỐ 15
SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2023-2024 (Thái Bình)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 CD
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: THƠ KHUYÊN HỌC
Đen thì gần mực, đỏ gần son,
Học lấy cho hay, con hỡi con!
Cái bút, cái nghiên là của quý,
Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon!
Vàng mua chứa để, vàng hay hết,
Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.
Nhờ Phật một mai nên đấng cả(1),
Bõ công cha mẹ mới là khôn.
(Thơ Nguyễn Khuyến, tr.12, NXB Văn Học, 2010)
(1) đấng cả: Đấng bậc có địa vị cao sang, có tiếng tâm. Đây ý nói đỗ đạt làm quan
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: (0.5điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm nhận dạng của thể thơ đó.
Câu 2: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 3: (0.5 điểm) Nguyễn Khuyến đã vận dụng sáng tạo tục ngữ qua câu thơ nào trong bài?
Câu 4: (1 điểm) Bài thơ là lời khuyên của Nguyễn Khuyến về điều gì? Theo em,
lời khuyên đó còn phù hợp với thời đại ngày nay không?
Câu 5: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
Cái bút, cái nghiên là của quý,
Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon!
Câu 6: (1 điểm) Anh/ chị hiểu thế nào về hai câu thơ:
Vàng mua chứa để, vàng hay hết,
Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.
Câu 7: (1 điểm) Bài thơ cho em hiểu gì về con người Nguyễn Khuyến?
Câu 8: (0.5 điểm) Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra qua bài thơ là gì? Vì sao?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ lối sống vô cảm. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ: thất ngôn bát cú đường 0.5 luật.
1 - Đặc điểm nhận dạng của thể thơ: bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
HS trả lời đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: 0,5 2 Biểu cảm.
Nguyễn Khuyến đã vẫn dụng sáng tạo tục ngữ qua câu thơ: 0,5
3 “Đen thì gần mực, đỏ gần son,”
4 - Bài thơ là lời Nguyễn Khuyến khuyên con nên chuyên tâm, 1
dành hết tâm trí cho việc học hành, một mai thi cử đỗ đạt để
báo đáp công ơn cha mẹ.
- Lời khuyên đó vẫn luôn đúng với hoàn cảnh hiện tại. Bởi giá
trị của việc học là không thể phủ nhận. Việc học ở thời đại nào
cũng giúp cho con người tạo nên giá trị vật chất, giá trị con
người, nâng cao vị thế của bản thân trong xã hội...đền đáp
công ơn sinh thành, dưỡng dục và mong mỏi của gia đình.
HS trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm.
- Phép tu từ được xử dụng trong hai câu thơ là phép đối: "Cái 1
bút, cái nghiên" đối với "Câu kinh, câu sử"
"là của quý," đối với "ấy mùi ngon!" - Tác dụng:
5 + Giúp câu thơ thêm hấp dẫn, tạo sự cân xứng, hô ứng, nhịp nhàng.
+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học (dùi mài kinh sử).
+ Thái độ trân trọng việc hành hành, thi cử của tác giả.
HS trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm.
Nội dung của hai câu thơ: 1
Vàng mua chứa để, vàng hay hết,
Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.
- Vàng bạc, vật chất đáng quý nhưng dù có tích trữ được
6 nhiều, dùng rồi sẽ hết. Ngược lại, chữ nghĩa, tri thức càng học
càng hiểu biết, tinh thông hơn. Có kiến thức, chúng ta sẽ tạo ra
được rất nhiều giá trị, của cải vật chất cũng sẽ được tạo ra từ
trí tuệ của con người.
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ tài năng, có cốt cách thanh tao. 1
Cũng như các nhà nho đương thời khác, ông mang trong mình
tư tưởng nam nhi chí ở bốn phương, lập công làm nên sự
nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm cho đời. Sự học đối với
Nguyễn Khuyến là một điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy,
để con cái được nên người, Nguyễn Khuyến cũng đã truyền
cho con cái sự hiếu học, dùng lời thơ khuyên bảo nhẹ nhàng để
con hiểu được tầm quan trọng của việc học, của công danh, sự
nghiệp. Đây là nhận thức đúng đắn, sáng suốt của Nguyễn khuyến.
Thông qua bài thơ, tác giả Nguyễn Khuyến truyền tải, gửi gắm 0.5 thông điệp:
- Việc học rất quan trọng, học hành nghiêm túc, tích lũy nhiều
kiến thức đáng quý hơn bất kì loại vật chất, của cải nào. Trí
8 thức giúp ta nhận ra chân giá trị, giúp ta ngày càng trưởng
thành và gặt hái được thành công.
- Hãy làm đẹp bản thân mỗi ngày bằng cách không ngừng học
tập, rèn luyện, nỗ lực, phấn đấu giúp gia đình phát triển, đất
nước giàu đẹp, văn minh. II
VIẾT: thuyết phục mọi người từ bỏ lối sống vô cảm 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết phục người khác từ bỏ một 0.5
thói quen hay một quan niệm.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5
Thuyết phục người khác từ bỏ lối sống vô cảm:
- Nêu được lối sống vô cảm là thái độ sống tiêu cực, cần phải từ bỏ.
- Xác định rõ được mục đích: khuyên mọi người từ bỏ lối sống
Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều (Đề 15)
424
212 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ Cánh diều mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(424 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)