Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (Đề 2)

291 146 lượt tải
Lớp: Lớp 3
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 3 Cánh diều có ma trận + lời giải chi tiết mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 3.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(291 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 2
PHÒNG GD & ĐT ……………….…..…
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………..…
NĂM HỌC: ……………….
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc một đoạn văn, bài thơ trong các bài tập đọc đã học trong
sách Tiếng Việt 3 - Tập 1. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC
Năm 1949, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến
chống thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua
Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc. Dù băng
qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm
pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật. Nhờ va li nấm này, ông đã chế được
“nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.
Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra trận chống Mỹ cứu nước.
Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. Sau
nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào
cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả
cao. Nhưng giữa lúc ấy, một trận bom của địch đã cướp đi người trí thức yêu nước
và tận tụy của chúng ta. (Theo ĐỨC HOÀI)


* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường
vòng như thế nào? (0,5 điểm)
A. Từ Nhật Bản qua Thái Lan, về Nghệ An, sang Lào, lên Việt Bắc.
B. Từ Nhật Bản qua Lào, sang Thái Lan, về Nghệ An, lên Việt Bắc.
C. Từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, lên Việt Bắc.
Câu 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào? (0,5 điểm)
A. Va li nấm giúp ông chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.
B. Va li nấm giúp ông chế được thuốc bột pê-ni-xi-lin chữa cho thương binh.
C. Va li nấm giúp ông chế được thuốc chống sốt rét cho thương binh.
Câu 3: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên
điều gì? (0,5 điểm)
A. Ông đã khổ công nghiên cứu để chế ra thuốc chống sốt rét.
B. Ông rất dũng cảm và tin vào kết quả nghiên cứu của mình.
C. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao.


Câu 4: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ? (0,5 điểm)
A. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã chế ra “nước lọc pê-
ni-xi-lin” chữa cho thương binh.
B. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã chế ra thuốc chống
bệnh sốt rét, bước đầu có hiệu quả cao. C. Cả A và B đều đúng
Câu 5: Nhóm từ ngữ nào sau đây không phải là nhóm từ ngữ chỉ cộng đồng? (0,5 điểm)
A. Bản làng, lớp học, trường học, khu phố.
B. Thôn xóm, dòng họ, trường học, khu phố.
C. Bản làng, dòng họ, lớp học, trường học,
D. Bản làng, đoàn kết, dòng họ, lớp học.
Câu 6: Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: (0,5 điểm) A B 1. Chăm chỉ a. xui xẻo 2. Hèn nhát b. dũng cảm 3.Tiết kiệm c. lười biếng 4. May mắn d. lãng phí
Câu 7: Qua bài đọc này em có suy nghĩ gì về bác sĩ Đặng Văn Ngữ? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… ………………
Câu 8: Vì sao ông bỏ cuộc sống đầy đủ ở Nhật để về nước? (1 điểm)


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… ………………
Câu 9: Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm)
Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh
trong lúc hoạn nạn.
Công dụng của dấu hai chấm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… ………………
Câu 10: Em hãy nêu 2 từ ngữ chỉ nghề nghiệp, 2 từ ngữ chỉ hoạt động nghề
nghiệp? (0,5 điểm) a) Chỉ nghề nghiệp:
……………………………………………………………………………………… ……
……………………………………………………………………………………… ……
b) Chỉ hoạt động nghề nghiệp:
……………………………………………………………………………………… ……
……………………………………………………………………………………… ……
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo