Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (Đề 3)

289 145 lượt tải
Lớp: Lớp 3
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 3 Cánh diều có ma trận + lời giải chi tiết mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 3.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(289 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 3
PHÒNG GD & ĐT ……………….…..…
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………..…
NĂM HỌC: ……………….
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc một đoạn văn, bài thơ trong các bài tập đọc đã học trong
sách Tiếng Việt 3 - Tập 1. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
THẦY GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Giờ học Giáo dục công dân, thầy bước vào lớp với vẻ mặt tươi cười. Cả lớp
đứng dậy chào thầy. Ở cuối lớp, Nam vẫn nằm gục trên bàn ngủ khì khì. Thầy cau
mày từ từ bước xuống. Khác với suy nghĩ của chúng tôi, thầy đặt tay lên vai Nam
rồi nói nhẹ nhàng: “Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.
Thầy quay bước đi lên trước lớp và nói: “Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15
phút. Các em hãy nghiêm túc làm bài cho tốt nhé. Thầy rất mong các em có tính
độc lập và tự giác cao trong học tập”.
“Thôi chết tôi rồi! Hôm qua thằng Nam rủ tôi đi đá bóng suốt cả buổi chiều.
Làm thế nào bây giờ?”.
Bỗng lúc ấy có người gọi thầy ra gặp. Tôi sung sướng đến phát điên lên. Tôi
mở vội sách ra, cho vào ngăn bàn, cúi sát đầu xuống để nhìn cho rõ và chép lấy
chép để. Bỗng một giọng nói trầm ấm vang lên từ phía sau lưng tôi: “Em ngồi như
vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”. Tôi bối rối, đầu cúi gằm, tim
đập loạn xạ, chân tay run rẩy...


Thầy quay bước đi lên trước lớp cứ như không hề biết tôi đã giở sách vậy. Tôi
xấu hổ khi bắt gặp cái nhìn như biết nói của thầy. Bài kiểm tra đã làm gần xong
nhưng sau một hồi suy nghĩ, tôi chỉ nộp cho thầy một tờ giấy có hai chữ “Bài làm”
và một câu: “Thưa thầy, em xin lỗi thầy!”. Nhận bài kiểm tra từ tay tôi, thầy lặng
đi rồi mỉm cười như muốn nói: “Em thật dũng cảm!”.
Tôi như thấy trong lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm. Bầu trời hôm nay như
trong xanh hơn. Nắng và gió cũng líu ríu theo chân tôi về nhà.
(Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Thầy giáo làm khi thấy Nam ngủ gật trong lớp? (0,5 điểm)
A. Thầy giáo gọi Nam dậy và nhắc nhở.
B. Thầy yêu cầu bạn ngồi bên cạnh gọi Nam dậy.
C. Thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.
Câu 2: Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện không làm được bài kiểm tra? (0,5 điểm) A. Vì bạn bị mệt.
B. Vì hôm trước bạn mải chơi đá bóng suốt cả buổi chiều, không học bài.


C. Vì bạn không hiểu đề bài.
Câu 3: Nhìn thấy bạn nhỏ cúi sát đầu vào ngăn bàn chép bài, thầy giáo đã làm
gì? (0,5 điểm)
A. Thầy lờ đi như không biết.
B. Thầy nhẹ nhàng nói: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”.
C. Thầy thu vở không cho bạn chép tiếp.
Câu 4: Vì sao bạn nhỏ không nộp bài kiểm tra mặc dù đã chép gần xong? (0,5 điểm)
A. Vì bạn thấy có lỗi trước lòng vị tha, độ lượng của thầy.
B. Vì bạn sợ các bạn trong lớp đã biết việc mình chép bài.
C. Vì bạn sợ bị thầy phạt.
Câu 5: Hành động nào của bạn nhỏ khiến em thấy bất ngờ, thú vị nhất? Vì sao? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… ………………
Câu 6: Khoanh vào chữ cái đặt trước từ viết đúng chính tả (0,5 điểm) A. Dực rỡ B. Dực dỡ C. Rực rỡ
Câu 7: Nối từng từ (có trong bài văn “Thầy giáo dục công dân”) ở cột trái với
lời giải nghĩa thích hợp ở cột phải. (1,5 điểm) A B 1. Độc lập
a. không sợ khó khăn, nguy hiểm, dám chịu trách nhiệm. 2. Tự giác
b. tự mình thực hiện nhiệm vụ, không cần dựa dẫm, phụ thuộc vào

người khác.
c. tự mình thực hiện những việc cần làm, không cần có ai nhắc nhở 3. Dũng cảm kiểm soát.
Câu 8: Dựa vào nội dung câu chuyện trên, em hãy đặt một câu dạng Ai thế
nào? để nói về thầy Giáo dục công dân. (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… ………………
Câu 9: Đặt mình vào vai người học sinh trong câu chuyện “Thầy giáo dục
công dân”, em hãy nói lên suy nghĩ của mình khi quyết định không nộp bài
kiểm tra đã chép. (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… ………………
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết Tiếng chim Ngày đẹp lắm bạn ơi
Nắng vàng trải khắp nơi Chim ca trong bóng lá Ra sân ta cùng chơi. Quả cầu giấy xanh xanh Qua chân tôi, chân anh


zalo Nhắn tin Zalo