Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (Đề 10)

1.6 K 781 lượt tải
Lớp: Lớp 3
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 3 Cánh diều mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 3.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1562 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 10
PHÒNG GD & ĐT ……………….…..…
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………..…
NĂM HỌC: ……………….
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch Các Yêu cầu cần câu, KT - thành tố đạt số KN năng lực TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Đọc thầm câu Số câu 2 1 2 1 3 3
Năng lực hỏi và trả lời
Kiến tư duy và được dưới thức lập luận. dạng chọn ý Câu số 1,2 3 5,6 4 1,2,3 4,5,6
Tiếng Năng lực đúng, ghép Việt giải quyết đôi, điền vấn đề. khuyết, viết Số 2 1 2 1 3 3 câu trả lời. điểm Số câu 2 1 2 1 6 Tổng Số 2 1 2 1 6 điểm ĐỀ KIỂM TRA
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học
kì II môn Tiếng Việt Lớp 3.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) – Thời gian làm bài 30 phút
Đọc thầm bài văn sau:

HAI HẠT GIỐNG
Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt giống thứ nhất
nói: “Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi
nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên, nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu
chào đón mùa xuân. Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức
những giọt sương mai đọng trên cành lá.”. Thế là hạt thứ nhất vươn mình một cách
mạnh mẽ và đầy quyết tâm, bất chấp mọi trở ngại.
Hạt giống thứ hai bảo: “Tôi sợ lắm! Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên
dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Nếu như những chồi non của
tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu
những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch
thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.”.
Thế là hạt giống thứ hai cứ nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt giống
nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc
làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Hai hạt giống đã trao đổi với nhau về vấn đề gì? (0,5 điểm)
A. Hai hạt giống nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn.


B. Hai hạt giống trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây.
C. Hai hạt giống trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất.
Câu 2: Hạt giống thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất? (0,5 điểm)
A. Muốn mọc thành cây, vươn mầm nhú chồi non và sợ lũ côn trùng.
B. Muốn mọc thành cây, sợ lũ côn trùng, sợ đất cứng, sợ lũ trẻ ngắt hoa.
C. Muốn đón ánh nắng mặt trời, nở hoa chào đón mùa xuân, thưởng thức những giọt sương mai.
Câu 3: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt giống thứ nhất thế nào? (0,5 điểm)
A. Hạt giống thứ nhất bị côn trùng tha đi.
B. Trở thành một cây mầm bị hỏng.
C. Trở thành một cây mầm tươi đẹp.
Câu 4: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt giống thứ hai nhận được gì? (0,5 điểm)
A. Hạt giống thứ hai bị gà ăn.
B. Hạt giống thứ hai bị lũ trẻ con lấy và đùa nghịch.
C. Trở thành một cây mầm tươi đẹp.
Câu 5: Cặp từ trái nghĩa nào tượng trưng cho suy nghĩ của hai hạt mầm? (0,5 điểm) A. tích cực - tiêu cực B. quyết tâm - lo lắng C. cố gắng - nhút nhát D. hành động - nản chí
Câu 6: Dấu ngoặc kép trong bài được dùng để làm gì? (0,5 điểm)
A. Đánh dấu một câu trích nguyên vẹn.
B. Đánh dấu lời nói của nhân vật.
C. Báo hiệu lời nói của nhân vật.
Câu 7: Qua câu chuyện trên em học được gì từ hạt mầm thứ nhất? (1 điểm)


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 8: (1 điểm)
a. Tìm và viết lại một câu nêu cảm xúc trong bài đọc:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
b. Viết một câu khuyên bạn không xả rác bừa bãi.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 9: Tìm sự vật so sánh và từ so sánh trong câu văn sau: (1 điểm)
Ở quê em, đom đóm thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.
Sự vật 1: ...............................................................
Sự vật 2: ...............................................................
Từ so sánh: ...........................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau:
Những bậc đá chạm mây
Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề
đánh cá. Cuộc sống đang yên lành, bỗng một trận bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền
bè. Dân xóm chài hết đường sinh sống, đành lên núi kiếm củi đem ra chợ bán. Nhưng
sườn núi phía họ ở dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa. (Theo Nguyễn Đổng Chi)
II. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút)
Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:


zalo Nhắn tin Zalo