Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 9)

742 371 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 14 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 10 bộ Cánh diều mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(742 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 10 ĐỀ SỐ 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tôi nghe trời có bốn mùa, phải nhờ hành thổ mới vượng; người có bốn đức,
phải nhờ điều tín để làm. Nếu hành thổ không thịnh, điều tín không có, thì đạo trời
tất hỏng, việc người tất hư. Cho nên hoàng cực lấy thổ ở giữa, dân linh lấy tín làm
thực, mà sau công việc của trời của người mới thỏa đáng. Tôi tuy ngu chậm, nhưng
sở dĩ kính thờ ngài thủy chung như nhất là vì thế. Cớ sao ngài trước đã nói rõ ước
định hòa giải bảo rằng “sau khi dâng biểu thì rút quân ngay”, thế mà nay sứ mang
biểu đã đi rồi, người tiễn sứ nhân cũng đã trở về, mà việc rút quân hay không vẫn
chưa thấy quyết định. Lại nói “sẽ thả hết thổ nhân cho ra thành”, thế mà mấy tháng
rồi vẫn chưa thấy một ai được thả về cả. Chẳng hay bụng ngài ra thế nào? Sách
Truyện có câu: “Vô tín bất lập”. Đấng vương giả không lừa dối bốn biển, đấng bá
giả không lừa dối láng giềng, là cốt giữ điều tín như vậy. Ngài nghe điều ấy ở tai,
chứa điều ấy ở bụng, suy điều ấy ra việc làm, thì đi đâu mà không trôi chảy, lại có
thể lừa dối dân mà bỏ điều tín được ư? Thư này tới nơi, xin ngài lấy bụng nhân từ,
rủ lòng soi xét. Thư nói không hết.
(Trích “Quân trung từ mệnh tập” – Nguyễn Trãi)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận


Câu 2. Câu “Vô tín bất lập” có nghĩa là gì?
A. Người mà không biết trọng chữ tín, thì không làm nên được việc gì
B. Người mà không biết trọng chữ tín sẽ không được trọng dụng
C. Người mà biết trọng chữ tín sẽ đạt được thành công
D. Người mà biết trọng chữ tín sẽ được mọi người coi trọng
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là:
A. Khích lệ lòng dân, binh sĩ đánh giặc
B. Bày tỏ nỗi lòng với vua Lê
C. Nêu bật tinh thần yêu nước của Nguyễn Trãi và nhân dân ta
D. Phê phán, răn đe những kẻ thờ ơ với vận mệnh dân tộc
Câu 4. Dòng nào nói đúng đối tượng giao tiếp của văn bản? A. Vua Lê B. Nhân dân C. Binh sĩ D. Quân giặc
Câu 5. Nêu tác dụng của phép điệp từ “tín” trong văn bản.
Câu 6. Từ đoạn trích trên, anh/ chị nhận thấy những tài năng nào của Nguyễn
Trãi? Anh/ chị học tập được điều gì cho việc viết văn nghị luận thuyết phục một ai
đó thay đổi quyết định của họ?
Câu 7. Thông điệp anh/chị rút ra sau văn bản trên là gì?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Trong văn bản Cổng trường mở ra, Lý Lan viết: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm
tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế
giới này là của con.
Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận về tính tự
lập và sự chủ động hòa nhập với thế giới xung quanh.

HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 D. Nghị luận 0,5 điểm
A. Người mà không biết trọng chữ tín, thì không làm nên được Câu 2 0,5 điểm việc gì
Câu 3 C. Nêu bật tinh thần yêu nước của Nguyễn Trãi và nhân dân ta 0,5 điểm Câu 4 A. Vua Lê 0,5 điểm
HS nêu tác dụng của phép điệp chữ “tín”:
Nhấn mạnh, đề cao vai trò của chữ “tín” và việc giữ chữ tín. Giữ Câu 5 1,0 điểm
chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết
trọng lời hứa của mình với người khác.
HS nhận xét về tài năng của Nguyễn Trãi và rút ra bài học:
- Tài năng của Nguyễn Trãi:
+ Về quân sự, chính trị: Am hiểu đối phương, thời cuộc, thế trận, …
+ Về văn chương: tài thuyết phục biện luận (sử dụng nhiều thao
Câu 6 tác lập luận, lí lẽ sắc bén, lập luận logic, bằng chứng xác thực, 1,0 điểm
ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, kết hợp biểu cảm,…
- Học tập viết văn nghị luận: HS tự trả lời theo nhận thức cá nhân
nhưng cần bám vào đặc trưng thể loại để phát hiện những ưu thế
nổi trội của Nguyễn Trãi ở văn chính luận – nghị luận và nhược
điểm của bản thân… để xác định điểm cần học tập.
Câu 7 HS nêu thông điệp và giải thích lí do: 1,0 điểm
- Phải biết giữ chữ tín, thực hiện đúng lời hứa của mình, nói được làm được.


- Chúng ta sống với tinh thần yêu nước, quyết tâm chiến đấu,
mềm mỏng nhưng không nhún nhường, thể hiện rõ thái độ cương quyết với kẻ thù.
Phần II. Viết (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. 0,25 điểm
Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tính tự lập và sự chủ động hòa 0,25 điểm
nhập với thế giới xung quanh.
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song 3,5 điểm
cần đảm bảo các ý sau:
- Mở bài: Trích dẫn câu văn và vấn đề cần nghị luận được gợi ra từ câu văn đó. - Thân bài:
+ Tự lập là việc thực hiện công việc, nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả
bằng khả năng của mình.
+ Chủ động sống hoà nhập là sống gần gũi, thân thiện, tương thân
tương ái với mọi người, với cộng đồng.
+ Tính tự lập giúp chúng ta dễ dàng thích nghi được với mọi hoàn cảnh.
+ Tính tự lập góp phần khẳng định bản thân trong mọi việc, giúp vươn tới thành công.
+ Sống chủ động, hoà nhập với cộng đồng giúp chúng ta tạo dựng
những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.
+ Con người sẽ hạnh phúc, phát triển hơn khi được hoà nhập với


zalo Nhắn tin Zalo