Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)

503 252 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 10 bộ Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(503 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 10 ĐỀ SỐ 3
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
THƯ GỬI CHO VƯƠNG THÔNG
Tôi thường nghe, cai quản việc ngoài cửa khổn mà tùy nghi hành sự, đó là
trách nhiệm của bậc tướng soái; thờ nước lớn cho hết đạo sợ trời, ấy là lòng thành
của nước nhỏ. Nếu ai nấy đều làm đúng phận sự cho hết đạo của mình, thì lòng
người cũng như lẽ trời cùng sẽ thuận theo.
Trước đây tôi đã nhiều lần kính gửi thư, không ngại tần phiền. Thực lòng tôi
vẫn cho rằng binh đao là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm, sự thịnh suy
một nước, sự sống chết của muôn dân đều quan hệ ở điều đó. Thế mà ông vẫn làm
ngơ không để ý đến, tịnh không có một lời nào đả động tới, đó là do vụng về xử trí,
hay không hiểu sự thế mà thành ra thế chăng? Người trong cả nước tôi lâu ngày dãi
dầu khốn khổ vì đánh trận, bỏ bễ nông tang, không được sản xuất. Mọi người ai
nấy đều nghiến răng vặn tay, chỉ muốn liều chết quyết đánh, tình thế xem ra không
thể nào mà trì hoãn được. Nhưng tôi vẫn nghĩ đến sinh mạng dân chúng còn tụ tập
trong thành, không nỡ để cho người vô tội mà phải chịu chết chóc. Dẫu có muốn
hả cơn giận trong chốc lát, nhưng nghĩ tới lòng người với đạo trời thì trong dạ thực vẫn chưa yên.
Nay ông đơn độc giữ cái thành trơ trọi, tháng năm trôi qua mà quân cứu viện
vẫn bặt tăm. Muốn đánh thì đánh không nổi, muốn giữ lại giữ không xong, thế mà
còn cứ nệ giữ ý riêng, xua mạng người ra trước mũi thương ngọn giáo. Tôi e rằng
đức hiếu sinh của Thượng đế ắt không nỡ để như thế đâu. Nếu ông lại theo lời bàn


khi trước, lấy việc hòa hảo làm trọng, thì việc xử trí ở bên ngoài của ông ai dám
bảo là không phải? Mà nhờ thế người Trung Quốc hết được nỗi vất vả vì đánh dẹp,
dân nước tôi cũng may mà thoát khỏi cảnh lửa bỏng dầu sôi, Nam Bắc từ đây vô
sự, như thế hả chẳng to lớn tốt đẹp hay sao. Vì cớ gì mà hàng ngày cứ phải động
binh đao, chuyên chỉ lo việc chém giết, nhẫn tâm khiến cho con phải mồ côi cha,
vợ phải góa chồng. Tấm lòng của người nhân đức lại nỡ như thế sao?
Thư này gửi đến, kính xin trả lời cho biết.
(Nguyễn Trãi toàn tập: tân biên, tập 1, Nguyễn Văn Nguyên dịch)
Câu 1. Văn bản “Thư gửi cho Vương Thông” thuộc sáng tác nào của Nguyễn Trãi? A. Thơ chữ Hán B. Văn chính luận C. Thơ Nôm D. Tập thơ Môn hoa Mộc
Câu 2. Dòng nào nói đúng đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp của văn bản?
A. Tướng giặc, khi chúng phản kích và huênh hoang vì chút thắng lợi nhỏ
B. Tướng giặc, khi chúng hung hăng sang xâm chiếm nước ta
C. Tướng giặc, khi chúng cố thủ chờ viện binh tới
D. Tướng giặc, khi chúng dẫn viện binh tới
Câu 3. Câu nào sau đây chứa luận điểm của đoạn đầu văn bản?
A. Tôi thường nghe, cai quản việc ngoài cửa khổn mà tùy nghi hành sự, đó là trách
nhiệm của bậc tướng soái; thờ nước lớn cho hết đạo sợ trời, ấy là lòng thành của nước nhỏ
B. Nếu ai nấy đều làm đúng phận sự cho hết đạo của mình, thì lòng người cũng
như lẽ trời cùng sẽ thuận theo
C. Nhưng tôi vẫn nghĩ đến sinh mạng dân chúng còn tụ tập trong thành, không nỡ
để cho người vô tội mà phải chịu chết chóc


D. Dẫu có muốn hả cơn giận trong chốc lát, nhưng nghĩ tới lòng người với đạo trời
thì trong dạ thực vẫn chưa yên
Câu 4. Câu nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
A. Thực lòng tôi vẫn cho rằng binh đao là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy
hiểm, sự thịnh suy một nước, sự sống chết của muôn dân đều quan hệ ở điều đó
B. Người trong cả nước tôi lâu ngày dãi dầu khốn khổ vì đánh trận, bỏ bễ nông
tang, không được sản xuất
C. Mọi người ai nấy đều nghiến răng vặn tay, chỉ muốn liều chết quyết đánh, tình
thế xem ra không thể nào mà trì hoãn được
D. Nhưng tôi vẫn nghĩ đến sinh mạng dân chúng còn tụ tập trong thành, không nỡ
để cho người vô tội mà phải chịu chết chóc
Câu 5. Nội dung của đoạn văn thứ 2 là gì?
A. Thể hiện mong muốn hòa giải của Nguyễn Trãi
B. Thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
C. Vạch rõ tội ác của kẻ thù xâm lược
D. Tất cả các ý kiến trên
Câu 6. Câu nói “Tấm lòng của người nhân đức lại nỡ như thế sao?” thể hiện điều gì?
A. Tội ác của quân xâm lược
B. Sự mỉa mai của Nguyễn Trãi với tướng giặc
C. Nguyễn Trãi vừa mỉa mai tướng giặc, vừa vạch ra tội ác của chúng
D. Thể hiện tư tưởng cầu hòa của Nguyễn Trãi
Câu 7. Ở luận điểm 3, tác giả dùng thao tác lập luận chính nào? Có tác dụng gì?
A. Thao tác đối sánh: tôi – ông làm nổi bật thế từng bên
B. Thao tác phân tích để thể hiện sự coi khinh, mỉa mai với giặc


C. Thao tác bình luận để thể hiện sự coi khinh, mỉa mai với giặc
D. Thao tác chứng minh để thể hiện sự mạnh mẽ, nhân nghĩa của quân ta
Câu 8. Dòng nào nói đúng mục đích của toàn văn bản “Thư gửi cho Vương Thông”?
A. Để vạch trần tội ác, sự hèn nhát của Vương Thông và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
B. Để thể hiện sự nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
C. Để thể hiện sức mạnh của nhân dân ta
D. Cách để thoát khổ can qua cho hai nước
Câu 9. Phân tích nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi trong đoạn trích sau. Và chỉ
ra vai trò của đoạn trích với mục đích của toàn văn bản?
Người trong cả nước tôi lâu ngày dãi dầu khốn khổ vì đánh trận, bỏ bễ nông
tang, không được sản xuất. Mọi người ai nấy đều nghiến răng vặn tay, chỉ muốn
liều chết quyết đánh, tình thế xem ra không thể nào mà trì hoãn được. Nhưng tôi
vẫn nghĩ đến sinh mạng dân chúng còn tụ tập trong thành, không nỡ để cho người
vô tội mà phải chịu chết chóc. Dẫu có muốn hả cơn giận trong chốc lát, nhưng
nghĩ tới lòng người với đạo trời thì trong dạ thực vẫn chưa yên.”
Câu 10. Văn bản “Thư gửi cho Vương Thông” của Nguyễn Trãi đã giúp anh/ chị
nhận thấy những tài năng nào của Nguyễn Trãi?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến:
Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
Câu 1 B. Văn chính luận 0,5 điểm


zalo Nhắn tin Zalo