SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 10 ĐỀ SỐ 5
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: TỰ THÁN
Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay.
Chắc chi thiên hạ đời nay,
Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.
Đã buồn về trận mưa rào,
Lại đau về nỗi ào ào gió đông.
Mây trôi nước chảy xuôi dòng,
Chiếc thuyền hờ hững bên sông một mình. (Nguyễn Trãi)
Câu 1. Bài thơ “Tự thán” thuộc thể thơ nào? A. Thơ tự do B. Thơ lục bát
C. Thơ thất ngôn biến thể D. Thơ thất ngôn bát cú
Câu 2. Dòng nào nói lên đối tượng trữ tình của bài thơ? A. Chiếc thuyền B. Non nước C. Mưa rào D. Mây
Câu 3. Dòng nào gợi lên bức chân dung của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
A. Tận hưởng thú vui tao nhã
B. Lòng thanh tịnh với những thú vui thôn dã
C. Quyết tránh xa vòng danh lợi để vui thú điền viên
D. Gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã với những nỗi niềm tâm sự, yêu và hòa hợp với thiên nhiên
Câu 4. Hình ảnh thơ trong “Tự thán” có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Hình ảnh thơ tươi sáng B. Hình ảnh thơ xưa cũ
C. Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc
D. Hình ảnh tưởng tượng
Câu 5. Dòng nào nói lên nội dung hai dòng thơ đầu tiên?
A. Sức sống nơi làng quê
B. Cảnh vật, lòng người C. Thú vui tao nhã
D. Ít vướng bận, vui sống
Câu 6. Câu thơ “Chắc chi thiên hạ đời nay / Mà đem non nước làm rầy chiêm bao” có ý nghĩa:
A. Niềm thất vọng của kẻ sĩ yêu nước, vì cô thế phải đành chịu bất lực trước
những biến cố của quốc gia.
B. Niềm mong mỏi vào sự phát triển hưng thịnh của đất nước
C. Tấm lòng của một kẻ sĩ yêu nước, tìm cách để phát triển đất nước
D. Sự quan tâm đến vận mệnh dân tộc của một kẻ sĩ yêu nước đã ở ẩn
Câu 7. Hai câu thơ “Đã buồn về trận mưa rào / Lại đau về nỗi ào ào gió đông” được hiểu là:
A. Sự trăn trở suy tư của Nguyễn Trãi trước cảnh thiên nhiên
B. Nỗi niềm trăn trở, đau đáu của Nguyễn Trãi về những biến cố của đất nước
C. Sự cô đơn, buồn đau của Nguyễn Trãi trước cảnh thiên nhiên
D. Nỗi niềm trăn trở của Nguyễn Trãi gửi vào trong mưa gió thiên nhiên
Câu 8. Dòng nào nói lên đặc điểm thiên nhiên trong bài thơ “Tự thán” – Nguyễn Trãi?
A. Cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, với màu sắc, âm thanh tươi tắn, rộn ràng
B. Hiện lên rất đa dạng, sinh động có sức sống riêng
C. Những nét phác họa hết sức tài tình về vẻ đẹp hùng vĩ
D. Thiên nhiên thấm đẫm nỗi buồn đau của thi nhân
Câu 9. Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:
“Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay”
Câu 10. Cảm nhận của anh/ chị về bức chân dung tinh thần Nguyễn Trãi qua bài thơ “Tự thán”.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài văn phân tích, đánh giá nhân vật Thanh và biểu hiện tình
cảm của Thanh và Nga trong truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” – Thạch Lam. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
Câu 1 B. Thơ lục bát 0,5 điểm
Câu 2 A. Chiếc thuyền 0,5 điểm
D. Gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã với những nỗi niềm tâm sự, Câu 3 0,5 điểm
yêu và hòa hợp với thiên nhiên
Câu 4 C. Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc 0,5 điểm
Câu 5 B. Cảnh vật, lòng người 0,5 điểm
A. Niềm thất vọng của kẻ sĩ yêu nước, vì cô thế phải đành chịu Câu 6 0,5 điểm
bất lực trước những biến cố của quốc gia
B. Nỗi niềm trăn trở, đau đáu của Nguyễn Trãi về những biến cố Câu 7 0,5 điểm của đất nước
Câu 8 D. Thiên nhiên thấm đẫm nỗi buồn đau của thi nhân 0,5 điểm
HS nêu ý hiểu về 2 câu thơ:
“Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay”
Câu 9 Mượn ý câu “Thân tại giang hồ thượng, Tâm tồn nguỵ khuyết 1,0 điểm
trung” (Thân ở trên sông hồ, Lòng còn nơi đế khuyết), ý nói tuy
không còn làm quan nữa nhưng vẫn không quên nước không quên vua.
HS tự cảm nhận bằng cảm xúc của riêng mình nhưng cần thể hiện
các nét chính về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài
thơ. Tham khảo những ý chính:
Câu + Tuy không còn làm quan nữa, đã lui về ở ẩn nhưng vẫn không 1,0 điểm 10
quên nước không quên vua.
+ Niềm thất vọng của kẻ sĩ yêu nước, vì cô thế phải đành chịu bất
lực trước những biến cố của quốc gia.
+ Mở rộng tâm hồn, giao hòa cùng cảnh vật thôn quê.
Phần II. Viết (4,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. 0,25 điểm
Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Đánh giá, phân tích nhân vật 0,25 điểm
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
1.7 K
866 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 10 bộ Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1731 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)