Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 6)

668 334 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 10 bộ Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(668 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 10 ĐỀ SỐ 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: THƯ CHO VƯƠNG THÔNG
Tôi nghe, có người đem chim ưng, chó săn vào rừng, bủa lưới chài xuống
chằm, mà bảo người ta rằng: Tôi không phải là người đi săn, không phải là người
đánh cá. Như thế thì dẫu dài mồm ba thước mà nói cũng không thể tự biện giải
được. Chẳng bằng thả chim chó, vứt lưới chài, thì tự người ta sẽ tin ngay.
Trước đây tôi nhiều lần tiếp thư của ngài, nói muốn theo những lời trong
chiếu thư của đức Thái tông khi mới đánh Giao Chỉ về việc cho lập con cháu của
họ Trần và lệnh cho tôi dâng Biểu cầu phong rồi thì sẽ rút quân về kinh, tha cho
nước An Nam. Lúc đầu ai ai cũng đều vui vẻ tin phục. Sau thấy ở trong thành cứ
dựng thêm rào lũy, sửa sang đồ binh khí, thì mọi người lại nghi lại sợ. Dẫu tôi là
người đội ơn ngài như trời che đất chở mà cũng còn có phần ân hận, huống là
người khác? Ngài nói không phải là người đi săn, người đánh cá, nhưng ngài chưa
thả chim chó, vứt lưới chài mà lại bắt người ta tin lời. Trước có người dẫn đường ở
Khâu Ôn tìm ra được tờ tâu mà ngày mồng 10 tháng chạp năm thứ nhất niên hiệu
Tuyên Đức ngài sai thổ quan Vũ Nhàn dâng đệ, cùng bức thư mà ngày 16 tháng ấy
ngài sai tiếp thổ nhân Từ Thành dâng đệ. Tôi xem y trong hai bản ấy mới biết ân
đức của ngài như trời đất đối với muôn vật, phát dục tràn trề, sinh ý ngầm thi mà
muôn vật không biết. Thư trước ngài trách tôi “Không biết kính thờ trời đất cha
mẹ”. Tôi không tự biết mình nên mang tội rất nặng, chỉ những lo cùng sợ, những
mong rằng ngài tất rủ lòng dung thử, miễn là mình biết tự sửa, chứ làm sao mong


tròn vẹn được ngay từ đầu. Tôi lại thấy trong các văn bản ấy có nói “Không vì một
rẻo đất cỏn con mà làm nhọc thiên hạ”. Lời bàn ấy thật là xác đáng. Ví bằng ai ai
cũng đồng lòng như thế thì thiên hạ tất vô sự rồi. Ngoài việc các quan trấn thủ, các
nội quan cùng các quan Tam ty đã họp bàn thống nhất ý kiến với nhau ra, không
biết các vị đại thần ở triều đình mưu tính kế lâu dài sẽ bàn định như thế nào? Nếu
ngài quả mở lòng thành, như thư trước đã nói, khi phụng mệnh sang đây được tùy
nghi hành sự và được về trước mà không phải đợi mệnh, thì ngài nên quyết chí về,
vừa để giải binh tiêu oán, làm phúc cho sinh linh thiên hạ, vừa để đưa nhà vua đi
vào đường ngay mà nêu tiếng tốt với thiên hạ đời sau, hà tất lại phải xin vài vạn
quân sang hộ viện cho các quan và quân sĩ trở về nước. Vậy nên cứ như lời tôi nói,
chẳng gì bằng thả chim chó, vứt lưới chài là hơn. Nếu may mắn mà ngài không
nuốt mất lời trước, thì tôi xin mở đường về, phàm việc sửa chữa cầu đường, cung
cấp lương thực đều xin chuẩn bị sẵn sàng, để đón đợi quân ở các thành Nghệ An,
Thuận Hóa, Tân Bình và quân Tiền Vệ, không phạm mảy may, xin tuân theo mệnh
lệnh của ngài. Từ nay sự hiềm nghi của đôi bên đều tiêu tan hết. Có trời đất chứng
giám cho, nếu trái ước này, thần minh tru diệt.
Cúi xin ngài rủ lòng xét định, tôi lấy làm may mắn lắm.
(Nguyễn Trãi toàn tập: tân biên, tập 1, Phan Duy Tiếp dịch – Nguyễn Văn Nguyên hiệu chính)
Câu 1. Văn bản “Thư cho Vương Thông” thuộc sáng tác nào của Nguyễn Trãi? A. Thơ chữ Hán B. Thơ chữ Nôm C. Văn chính luận D. Tập Môn hoa mộc
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Tự sự

B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 3. Dòng nào sau đây nói đúng đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp của văn bản?
A. Tướng giặc, khi chúng phản kích và huênh hoang vì chút thắng lợi nhỏ
B. Tướng giặc, khi chúng hung hăng sang xâm chiếm nước ta
C. Tướng giặc, khi chúng nuốt lời và chuẩn bị mở các cuộc tấn công lớn
D. Tướng giặc, khi chúng dẫn viện binh tới
Câu 4. Câu văn “Như thế thì dẫu dài mồm ba thước mà nói cũng không thể tự biện
giải được” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nói quá B. Ẩn dụ C. So sánh D. Hoán dụ
Câu 5. Cách nói nào, nhằm mục đích gì được thể hiện trong đoạn văn bản 1?
A. Dùng hình ảnh thợ săn, chim ưng, chó săn để thể hiện sự bất mãn của quân ta
B. Dùng hình ảnh thợ săn, chim ưng, chó săn để vạch rõ sự gian trá, xảo quyệt của quân giặc
C. Dùng hình ảnh thợ săn, chim ưng, chó săn để nói về sự thất bại của quân giặc
D. Dùng hình ảnh thợ săn, chim ưng, chó săn để khẳng định quân ta nhất định sẽ giành thắng lợi
Câu 6. Nội dung chính của đoạn văn bản 2 là:
A. Mỉa mai sự thất tín của quân giặc
B. Ra lệnh cho quân giặc phải rút lui
C. Mỉa mai sự thất tín của quân giặc, buộc chúng phải làm theo những gì đã hứa


D. Thái độ cầu hòa của quân ta
Câu 7. Câu nào sau đây không dùng để vạch trần bộ mặt xảo trá của Vương Thông?
A. Ngài nói không phải là người đi săn, người đánh cá, nhưng ngài chưa thả chim
chó, vứt lưới chài mà lại bắt người ta tin lời
B. Tôi xem y trong hai bản ấy mới biết ân đức của ngài như trời đất đối với muôn
vật, phát dục tràn trề, sinh ý ngầm thi mà muôn vật không biết
C. Nếu ngài quả mở lòng thành, như thư trước đã nói,…
D. Nếu may mắn mà ngài không nuốt mất lời trước,…
Câu 8. Việc đưa dẫn chứng: Khâu Ôn, Vũ Nhàn, Tuyên Đức, Từ Thành nhằm mục đích gì?
A. Mong muốn Vương Thông nhìn vào những tấm gương đó để giữ chữ tín
B. Để thể hiện tội ác của quân giặc
C. Để thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
D. Để thể hiện sức mạnh của quân ta
Câu 9. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói “Không vì một rẻo đất cỏn con mà
làm nhọc thiên hạ”.
Câu 10. Văn bản Thư cho Vương Thông của Nguyễn Trãi đã giúp anh/ chị nhận
thấy những tài năng nào của Nguyễn Trãi?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau: CÁI KÉN BƯỚM
Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái
khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng
sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Do đó cậu bé
quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra


zalo Nhắn tin Zalo