Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)

612 306 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 12 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 10 bộ Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(612 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 10 ĐỀ SỐ 8
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CON CHÓ XẤU XÍ
Nó là một con chó xấu xí! Xấu đến nỗi trong nhà chẳng ai buồn đặt cho nó
một cái tên. Nó không được là tôtô, kiki, cũng chẳng là quýt, là cún, là gì gì cả.
Gọi nó người ta chỉ việc “êu, êu…” như gọi bất cứ một con chó nào là nó đến. Mãi
đến lúc nó chết, đôi khi nhắc đến, vợ tôi mới gọi nó bằng cái tên nghe rất đỗi
thương yêu: “Con Mực nhà ta… Ngày Tây nhảy dù Việt Bắc, con Mực nhà ta…
Ngày con Hiền mới chập chững biết đi, con Mực nhà ta…”
Khốn nạn, cái “con Mực nhà ta” ấy, thực ra từ lúc mua, đến lúc chết, nó phải
chịu sự ghét bỏ, hắt hủi của mọi người trong nhà tôi y như đứa trẻ, con một người
làm lẽ thứ năm, thứ bảy trong một gia đình giàu có, đông con mà bố mẹ chết rồi
phải ở với anh, chị con bà cả vậy.
Ngày ấy con bé đầu lòng của tôi chưa đầy tuổi tôi, vợ tôi cần có một con chó
nhép để cho nó “dọn”. Cái trò đàn bà hay tham rẻ, chỉ tính đến chuyện được việc.
Nhà tôi mua nó đâu có ba hào chỉ.
Tôi bực mình lắm. Cứ thoáng trông thấy nó, tôi đã lộn ruột lên rồi. “Chó gầy
khổ mắt người nuôi!” Ừ thì trong lúc kháng chiến này cũng chẳng nên kén chọn,
cầu kì đến những giống chó đồ, chó kiểu làm gì, nhưng đã nuôi cái của giống má
trong nhà, ít ra cũng phải sạch mắt thì mới coi được. Đằng này, con chó nhà tôi
mua, nom nó thảm hại quá. Nó không còn thể gọi là con chó được nữa. Nó bằng
cái nắm đấm thế này, vừa bé, vừa lường, còm dóm như con chuột chù ốm ấy. Nhất


là những hôm đang lạnh bỗng dưng trở nắng, con chó nhà tôi ra sân ngồi sưởi thì,
giời đất cha mẹ ơi, không còn thể sao khươm được. Bẩn mắt quá!
Nó ngồi gù gù ngoài bóng nắng như anh nghiện thiếu thuốc. Cái mặt gục
xuống, rớt rãi chảy ra, hai con mắt ướt nhoèn hai cục nhử trắng nhã. Cái lưng
khòm khòm nổi lên từng đốt, từng đốt xương sống.
Cái con chó khốn khổ ấy nó không còn đủ cả lông để che kín thân thể nữa.
Lông nó lường ăn rụng từng đám lơ phơ, nham nhở và đỏ bẻm như đám cỏ ấy. Da
lưng, da bụng, da cổ trật ra sần sùi, cóc cáy, đến cả cái đuôi cũng không đủ lông.
Đuôi nó thun lủn một mẩu xám xịt như đuôi con chuột cống già.
Dưới ánh nắng mùa hanh rát ràn rạt, lớp da răn rúm bọc ngoài cái thân hình
gầy gùa, lủng củng những xương của nó, lúc lúc lại thấy rùng lên. Nó khẽ rên ư ử
một cách sung sướng và thê thảm…
Tôi bảo nhà tôi đem mà vứt mẹ nó đi, không có cho ai thì cho. Nhà tôi chỉ cười:
- Cho là thế nào? Để tăng gia đấy.
Nhà tôi cũng biết trót mua phải con chó xấu quá, nên mỗi bận tôi kì kèo chỉ
cười, nói quấy quá cho xong lần. Còn con chó thì hình như nó cũng biết thân phận
nó, biết tôi ghét nó, mỗi lần thấy bóng tôi từ xa, cu cậu đã lui lủi lỉnh đi chỗ khác.
Nó cúi gằm mặt xuống, mắt lấm lét nhìn trộm, cái đuôi thun lủn một mẩu thịt cháy
thì khẽ ngoáy ngoáy mừng nịnh. Tôi càng ghét.
Cho mãi đến hôm có Đặng ở đoàn kịch của tỉnh đi qua tạt vào thăm, con chó
ấy mới được yên thân với số phận Đặng quyết định cho nó và, từ đấy tôi cũng thôi
không kì kèo nhà tôi nữa (…) Đi với Đặng cồn còn có Nhược Dự. Bận nào Đặng
đến nhà tôi, Nhược Dự cũng đi theo. Anh ta là người khó hiểu, khôn ngoan và kín
đáo. Ngồi nói chuyện với anh ta khó mà biết được ý thật của anh ta như thế nào.
Bao giờ anh ta cũng nói theo ý của người khác và nếu gặp một ý nào đối chọi lại


lập tức anh ta rụt lại ngay. Lúc nào anh ta cũng khoác bên ngoài cái vẻ lờ mờ, rụt
rè như một người lạc lõng, hiểu rất ít về thời cục.
[…] Hôm Nhược Dự theo Đặng đến nhà tôi chơi, thấy Đặng có ý kiến về
con chó ghẻ như vậy, anh ta liền “bốc” ngay. Anh ta ca tụng các món thịt cầy, ca
tụng cái đạo của những ai biết thưởng thức thịt cầy, cuối cùng anh ta hẹn ba tháng
nữa, Đặng trở lại sẽ hội ẩm một chầu thịt cầy có thể gọi là “phanh dương, tể ngựu…”
- Cô hai nhà moa sẽ đội sang một cái quả sơn đầy bún với hai cây rượu đặt
thật trứ danh. Các toa sẽ thưởng thức của bà cả nhà moa món giò chó, món thịt chó
hầm cách thuỷ, món thịt chó hấp… À, các toa đã được nghe bà cả nhà moa ngâm
“Hồ trường” chưa? Này “en” mà ngà ngà mấy chén vào, ngâm “Hồ trường” thì lạ
lùng hết sức… Buồn mà thấm vô cùng…
Đặng bắt tay tôi, hỉ hả chống gậy lên đường. Nhưng sự đời có mấy khi chiều
những ý muốn đã định trước. Đặng vừa đi hôm trước thì hôm sau có tin giặc nhảy
dù Thái Nguyên, rồi có tin giặc từ Bắc Giang đánh lên, Bắc Ninh đánh sang. Lối
Kim Tràng, Cầu Xim, Cầu Đồng; bên núi Hia, núi Đót; dưới chợ Lữ, bến Lủi, bến
Phà, đâu đâu cũng có giặc cả rồi. Người các mạn dưới đánh trâu, bò, bồng bế, gồng
gánh chạy giặc dạt lên đen kín cả ngoài cánh đồng.
Cơ quan tôi đã chuẩn bị từ trước, vừa có tin giặc nhảy dù Thái Nguyên, lập
tức chuyển sâu thêm nữa vào rừng, sang một địa điểm tỉnh khác. Tôi được anh em
đồng ý cho về thu xếp gia đình rồi sẽ theo cơ quan sau. Anh em ai cũng biết cảnh
nhà tôi neo bấn, chỉ có một mình vợ tôi với đứa con gái nhỏ, lại ở vào giữa vùng
giặc đang đánh lên, một mình vợ tôi sẽ không biết xoay xoả như thế nào trong cái
tình thế khó khăn, bối rối ấy được. Tôi về chuyến ấy, có ý định sẽ đưa gia đình
theo cơ quan, ở một trại ấp hẻo lánh nào đấy cách cơ quan tôi chừng độ dăm bảy
cây số cho tiện sự đi về thăm nom.


[…] Nhà tôi cắm cúi nắm nắm cơm không trả lời. Nắm xong, nhà tôi lẳng
lặng thu xếp, bỏ vào quang gánh, rồi đi vào trong nhà. Nét mặt nhà tôi lúc ấy nom
lầm lì và buồn bã vô cùng. Lát sau nhà tôi và cụ bếp Móm từ trong nhà đi ra. ông
lão bước nhanh về phía tôi, xăm xắm:
- Thôi được, hai bác không đem được nó đi thì để lại, tôi trông nom cho, anh
em mình, lo gì. À hà, con chó này đang ngon thịt đây…
“Quái thật, làm sao ai nhìn đến con chó cũng nghĩ đến chuyện thịt?” Tôi thấy hơi khó chịu.
Ông lão chắp hai tay sau đít, cười gật gật ngắm nghía con chó. Chừng như
con chó ấy nó cũng thấy có điều gì khác ý, nó vội rúc vào chân tôi liếm liếm, ngửi
ngửi, hai chân nó đập đập vào chân tôi, ngoáy đuôi mừng mừng.
Nhà tôi chẳng nói chẳng rằng, một tay cầm cái xích, một tay nắm gáy lôi
tuột nó ra, xích nghiến lại. Con chó giật mình, hoảng quá nó chồm lên và càng cố
lăn vào chân tôi, trốn tránh, giãy giụa, kêu ăng ẳng.
Ông cụ bếp vui tính thấy thế cứ nhe bộ lợi ra cười kha khá, còn nhà tôi thì
hai mắt càu cạu, môi mím chặt lôi sềnh sệch con chó ra một cách phũ phàng. Nhà
tôi buộc nó vào gốc mít gần đấy. Con chó lăn lộn trong cái xích căng thẳng, cái
xích vít cổ nó lại, nó cố nhoai về phía tôi mà không được, nó tru lên từng hồi.
Trong ánh lửa cháy bập bùng ở bếp hắt ra, tôi thấy mắt nó có hai đốm lửa nhỏ tí.
Hai đốm lửa ấy nhìn vào tôi oán trách, cầu khẩn, lúc lại thấy như thù hằn, giận dữ.
Tôi cúi mặt xuống, không dám nhìn vào con chó ấy nữa. Khốn nạn thân nó, bây
giờ chắc nó biết chủ nó bỏ nó. “Thôi, để chuyến này chạy giặc về, tao sẽ nuôi mày,
tao không dám phụ mày, tao không thịt mày nữa đâu”…
Nhà tôi đã thu xếp quang gánh, đồ đạc xong. Đứa con gái nhỏ của chúng tôi
ngồi gọn bên một thúng, xung quanh nó quây chăn, tã cho ấm, phía trên che một
cái chiếu cuộn khum khum như cái mái lều. Một bên là nồi niêu bát đĩa, tương


zalo Nhắn tin Zalo