Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)

581 291 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 10 bộ Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(581 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 10 ĐỀ SỐ 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
DẠY CON Ở CHO CÓ ĐỨC
Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non chuyền vần. Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc trời.
Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua bần hàn.
Thương người quan quả, cô đơn,
Thương người lỡ bước lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà.
Đồng tiền bát gạo mang ra,
Rằng đây “cần kiệm” gọi là làm duyên May ra ở chốn bình yên,
Còn người tàn phá chẳng nên cầm lòng.


Tiếng rằng; ngày đói tháng đông,
Thương người bớt miệng bớt lòng mà cho
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng.
Của là muôn sự của chung,
Sống không, thác lại tay không có gì.
Ở phải có nhân có nghì,
Thơm danh vả lại làm bia miệng người.
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Thơ 7 chữ D. Tự do
Câu 2. Tại sao Nguyễn Trãi dạy con ăn ở có đức có nhân?
A. Vì đây là đạo lí làm người tốt đẹp
B. Vì sống như vậy sẽ được mọi người xung quanh nể trọng
C. Vì để mong đời trị được ăn lộc trời
D. Vì để thuận lợi cho công việc về sau
Câu 3. Dòng nào sau đây là tục ngữ được sử dụng trong văn bản trên?
A. Thương người như thể thương thân
B. Thấy ai đói rách thì thương
C. Thương người bớt miệng bớt lòng mà cho
D. Sống không, thác lại tay không có gì
Câu 4. Từ “quan quả, cô đơn” trong văn bản có ý nghĩa gì?
A. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ
B. Chỉ những người cô đơn, già nua không nơi nương tựa


C. Chỉ người đàn bà không có chồng, không có con cái
D. Chỉ người đàn bà góa chồng, đàn ông góa vợ, không nơi nương tựa
Câu 5. Hai câu thơ “Miếng khi đói, gói khi no,/ Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn
trùng” gợi ra bài học gì?
A. Khi giúp đỡ người khác chúng ta nên hết lòng hết dạ, cho người ta một gói to để
người ta thoát khỏi cảnh khổ can
B. Chúng ta nên lựa chọn sự giúp đỡ, chỉ nhận sự giúp đỡ khi cần thiết để tránh mang nợ người khác
C. Chúng ta cần phải biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác dành cho mình, dù
sự giúp đỡ ấy cực kì nhỏ, trong lúc bản thân gặp phải tình cảnh éo le, ngặt nghèo
D. Chúng ta nên trân trọng những người giúp đỡ ta nhiều hơn người giúp ít
Câu 6. Dòng nào nêu chính xác nội dung của đoạn thơ thứ hai?
A. Chỉ cách giúp đỡ người khác
B. Sự xót thương với những số phận cơ hàn
C. Những đối tượng không cần nhận sự giúp đỡ
D. Nêu lí do vì sao cần giúp đỡ người khác
Câu 7. Bài học đạo lí nào được gợi ra từ văn bản trên?
A. Thương người như thể thương thân
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
D. Học ăn học nói học gói học mở
Câu 8. Hai câu thơ “Ở phải có nhân có nghì,/ Thơm danh vả lại làm bia miệng
người” có ý nghĩa gì?
A. Sống đức độ sẽ để lại tiếng thơm muôn đời
B. Sống đức độ sẽ được mọi người ca tụng, ghi nhớ đến
C. Sống đức độ sẽ không bị ai soi mói, chỉ trích


D. Sống đức độ để lại được tiếng thơm và được mọi người ca tụng
Câu 9. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ thứ hai?
Câu 10. Anh/ chị rút ra được bài học gì sau khi đọc văn bản trên?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp
được gợi ra từ mẩu chuyện sau:
BÓNG NẮNG, BÓNG RÂM
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng chợt râm. Mẹ bảo:
– Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh khẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố!
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
– Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ. Con ngỡ ngàng: Sao nắng, râm
đều phải vội? Trời vẫn nắng, vẫn râm…
…Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời lúc nào cũng phải nhanh lên. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
Câu 1 B. Song thất lục bát 0,5 điểm
Câu 2 C. Vì để mong đời trị được ăn lộc trời 0,5 điểm
Câu 3 A. Thương người như thể thương thân 0,5 điểm
D. Chỉ người đàn bà góa chồng, đàn ông góa vợ, không nơi Câu 4 0,5 điểm nương tựa
Câu 5 C. Chúng ta cần phải biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác 0,5 điểm


zalo Nhắn tin Zalo