Đề thi giữa kì 1 Địa lý 12 Cánh diều (Đề 5)

19 10 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Địa lý 12 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Địa lý 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(19 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP: 12 – NĂM HỌC: 2024-2025 Mức độ đánh giá Tổng số câu/ Nội dung học tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng lệnh hỏi
Phần 1: Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 2 1 3
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 1 2 3
Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên 3 1 4
Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên 1 2 3
nhiên và bảo vệ môi trường Dân số Việt Nam 2 2 Lao động và việc làm 1 1 2 Đô thị hóa 2 1 3 Tổng phần 1 12 8 20 câu
Phần 2: Trắc nghiệm đúng - sai
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 1 1 2 4
Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên 1 1 2 4
Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên 1 1 2 4
nhiên và bảo vệ môi trường Lao động và việc làm 1 1 2 4 Tổng phần 2 4 4 8 16 lệnh hỏi
Phần 3: Trắc nghiệm trả lời ngắn
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 2 2 Dân số Việt Nam 2 2 Tổng phần 3 4 4 lệnh hỏi 12 câu + 4 8 câu + 4 20 câu + 20 Tổng cả 3 phần 12 lệnh hỏi lệnh hỏi lệnh hỏi lệnh hỏi Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100%
SỞ GD&ĐT: ………………
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………… Năm học: 2024 - 2025
MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 12 Đề gồm …. trang
Thời gian làm bài: 50 phút;
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi
câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nội thuỷ là:
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.
Câu 2. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở A. vùng đồi núi thấp. B. khu vực núi cao. C. ven biển, các đảo. D. trung du, hải đảo.
Câu 3. Ở vùng đồi núi thấp, nhóm đất chủ yếu nào dưới đây? A. Đất mặn. B. Đất phèn. C. Đất feralit. D. Đất mùn thô.
Câu 4. Ý nghĩa lớn nhất của đặc điểm nằm chủ yếu trong một múi giờ thứ 7 là
A. giúp cho việc tính toán giờ quốc tế được dễ dàng hơn.
B. thuận lợi để quản lí, điều hành các hoạt động trong cả nước.
C. dễ phân biệt múi giờ giữa nước ta với các nước láng giềng.
D. thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương trong cả nước.
Câu 5. Cảnh quan đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là đới rừng
A. cận xích đạo gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa.
C. cận nhiệt đới gió mùa. D. ôn đới gió mùa.
Câu 6 Vùng kinh tế nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất cả nước? A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 7. Kiểu rừng đặc trưng nhất ở nước ta là?
A. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Rừng cận nhiệt ẩm gió mùa.
C. Rừng ngập mặn ven biển.
D. Rừng ôn đới trên núi cao.
Câu 8. Diện tích đất canh tác ở nước ta hiện nay
A. màu mỡ, giàu dinh dưỡng.
B. bị thoái hóa ở nhiều nơi.
C. tăng lên nhanh ở miền núi.
D. mở rộng ở dọc ven biển.
Câu 9. Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành nào sau đây? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Xây dựng.
Câu 10. Việt Nam nằm trong múi giờ số A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 11. Thảm thực vật chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước là
A. các loài cây ôn đới.
B. rừng cận nhiệt đới ẩm. C. các loài cây tre, trúc.
D. các loài cây cận nhiệt.
Câu 12. Nguồn lao động nước ta dồi dào cho thấy
A. số người trong độ tuổi tham gia lao động rất lớn.
B. số người đang làm việc trong ngành kinh tế lớn.
C. số người trẻ đang chuẩn bị tham gia làm việc lớn.
D. số trẻ em chưa đến tuổi lao động ngày càng tăng.
Câu 13. Ô nhiễm không khí xảy ra chủ yếu ở khu vực nào sau đây ở nước ta?
A. Khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển.
B. Khu vực đô thị có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển.
C. Khu vực miền núi, trung du có trồng nhiều cây công nghiệp.
D. Khu vực đồng bằng có trồng nhiều cây lương thực, thực phẩm.
Câu 14. Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất? A. Tây Bắc. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.
Câu 15. Địa hình ở miền núi nước ta bị chia cắt hiểm trở là do yếu tố ngoại lực nào sau đây?
A. Phong hoá nhanh, nhiều sông ngòi.
B. Lượng mưa lớn, dòng chảy mạnh.
C. Địa hình cao, lượng mưa lớn.
D. Khí hậu lạnh, lượng mưa nhiều.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đô thị hoá ở nước ta hiện nay?
A. Đang diễn ra trên khắp cả nước.
B. Không gian đô thị được mở rộng.
C. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.
D. Lối sống đô thị chưa hình thành.
Câu 17. Công nghiệp hóa phát triển mạnh là nguyên nhân dẫn tới
A. kìm hãm sự phát triển của đô thị hóa.
B. số lượng đô thị lớn ngày càng giảm.
C. quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
D. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
Câu 18. Nguyên nhân chính nào sau đây khiến mùa đông của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đến
muộn và kết thúc sớm hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Do độ cao địa hình cao hơn.
B. Do dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa.
C. Do hướng địa hình tây bắc – đông nam.
D. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
Câu 19. Nguyên nhân nào sau đây không gây suy giảm tài nguyên nước?
A. Tình trạng mất rừng đầu nguồn.
B. Xả thải mà chưa được xử lí.
C. Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
D. Thiên tai và biến đổi khí hậu.
Câu 20. Biểu hiện rõ rệt nhất về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là
A. nguồn tài nguyên dần cạn kiệt.
B. ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi.
C. kinh tế phát triển tương đối chậm.
D. GDP bình quân đầu người giảm.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d)
ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Việt Nam nằm trên trên đường di lưu của nhiều loài động, thực vật, góp phần tạo nên sự đa dạng
của tài nguyên sinh vật. Nước ta nằm ở vị trí liền kể của 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình
Dương và Địa Trung Hải nên tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 9)
a) Tài nguyên sinh vật của nước ta kém đa dạng và phong phú.
b) Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, ít chủng loại.
c) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa sản phẩm.
d) Nằm trên đường di lưu của nhiều loài động thực vật nên tài nguyên sinh vật dồi dào.
Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất
nước: Sự phân hoá của tự nhiên đã tạo cho các vùng, miền của nước ta có thể mạnh khác nhau. Đây
là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế; Tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của các ngành
kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng; Tạo ra sự phân hoá về phân bố dân cư ở các vùng lãnh
thổ. Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn
ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các
ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế – xã hội phải có kế hoạch để
khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 22)
a) Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên cũng tạo ra sự đồng đều trong phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ.
b) Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên đòi hỏi các vùng phải đảm bảo tính liên kết khi tổ chức lãnh thổ sản xuất.
c) Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi vùng, nhà nước cần chú trọng đến các kế
hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.
d) Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên là cơ sở quan trọng để quy hoạch các vùng kinh tế dựa
trên thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng, là căn cứ để xây dựng các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế.
Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với đời sống người dân là
có nhiều thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, đất trượt, nắng nóng, hạn hán,...
tác động xấu tới sức khoẻ con người và có thể gây tổn thất lớn về người, tài sản.”


zalo Nhắn tin Zalo