Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều 2024 (Đề 3)

65 33 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 9 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(65 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 2024 – 2025
Môn: Ngữ văn – Lớp 9 ĐỀ SỐ 3
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
(Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, dẫn nguồn thivien.net)
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 2 (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
Câu 4 (1,0 điểm) Theo anh/chị biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa như thế nào với đất nước?
Câu 5 (1,0 điểm) Từ đoạn trích anh/chị hãy cho biết bản thân có trách
nhiệm và hành động như thế nào với biển đảo quê hương đất nước?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150
chữ) về tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ trong xã hội hiện nay.
Câu 2 (4,0 điểm). Anh/ chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích bài thơ sau:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Thu điếu – Nguyễn Khuyến) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câ Nội dung Điểm u Đọc 1
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 0,5 điểm hiểu 2 Thể thơ: Tự do 0,5 điểm 3
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất 1,0 điểm
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
- Cả dân tộc ta suốt những năm tháng rộng dài của lịch
sử cho đến nay đều không chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Hình ảnh “dáng con tàu” ẩn dụ cho những con
người, những thế hệ tiếp bước cha ông hướng mãi về
biển đảo quê hương với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ
quyền biển đảo đất nước. 4
Biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa rất quan trọng với 1,0 điểm đất nước.
- Đối với an ninh - quốc phòng: Biển, đảo và quần đảo
thuận lợi hình thành các tuyến phòng thủ bảo vệ đất nước.
- Đối với kinh tế: biển, đảo, quần đảo mang lại lợi ích
kinh tế lớn đối với đất nước. 5 Học sinh rút ra được 1,0 điểm
- Bản thân mỗi cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ
biển đảo quê hương đất nước.
- Học sinh chỉ ra được những hành động cụ thể, thể
hiện được trách nhiệm của mình với đất nước. Viết 1
Từ nội dung bài đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn 2,0
văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về tình yêu quê
hương đất nước của giới trẻ trong xã hội hiện nay.
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
Đảm bảo đoạn văn 0,25 điểm
nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các
kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý
trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo,
thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức: 1,5 điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần
giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và
quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ,
lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Giải thích: Tình yêu quê hương, đất nước: Tình cảm
thiêng liêng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn.
- Biểu hiện: Tình cảm đối với gia đình, với mọi người
xung quanh, với hàng xóm láng giềng. Dù đi đâu xa
vẫn luôn nhớ về quê hương, luôn có tinh thần phấn
đấu phát triển quê hương mình.  đưa ra dẫn chứng:
những người con xa quê trở về đều đóng góp công sức phát triển quê hương
- Lý do: Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là cả tuổi
thơ của mỗi con người, là nơi con người ta trưởng thành
- Mở rộng: Trên đà đất nước đang phát triển, cần nỗ
lực phát triển quê hương nơi mình sinh ra, mỗi cá
nhân đều cần phải có trách nhiệm với quê hương
- Phản đề + liên hệ bản thân: Phê phán những người
không có tình yêu với quê hương đất nước
Có sự sáng tạo trong cách viết 0,25 điểm 2
Viết bài văn phân tích bài thơ Thu điếu – Nguyễn 4,0 Khuyến
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
0, 25 điểm
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học
đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 điểm
Phân tích bài thơ Thu điếu – Nguyễn Khuyến.
c Triển khai vấn đề nghị luận 3,0 điểm
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ
phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác
lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau,
nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài


zalo Nhắn tin Zalo