Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo 2024 (Đề 4)

16 8 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 13 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(16 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 2024 – 2025
Môn: Ngữ văn – Lớp 9 ĐỀ SỐ 4
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn, nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật
chính Howard Roark phát biểu như sau:
Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên
của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì
ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả
đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con
đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề
do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những
nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều phải đơn
độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu tiên bị coi
là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy
dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi… Nhưng
những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ
đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng.
(Theo http://vanhay.edu.vn/de-doc-hieu-ve-tieu-thuyet-suoi-nguon-ayn- rand)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm) Đoạn văn trên nói lên điều gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn ấy?
Câu 4 (1,0 điểm) Theo anh (chị) vì sao: Những nhà phát minh vĩ đại,
những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại những
người cùng thời với họ.
Câu 5 (1,0 điểm) Anh/ chị rút ra bài học gì từ đoạn trích trên?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh (chị) về ý kiến nêu ở phần Đọc hiểu: Trong những thế kỉ
qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con
đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ.
Câu 2 (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:
(Lược phần đầu: Mùa hè năm nay, Tâm và vợ chàng về nghỉ mát tại nhà
một người bạn vùng thôn quê. Chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó.
Tâm không đem theo vợ về mà để vợ ở trong phòng mát mẻ của hàng
cơm. Tâm về một mình độ một giờ.)
Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời
gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong
xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết.
Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết
non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi
không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn, Tâm không
bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa.
…Thấy thiếu nữ không trả lời, Tâm để ý nhìn. Chàng thấy cô ta
không thay đổi, tuy có nhớn lên mà vẫn là cái cô bé chơi đùa với chàng
thuở còn nhỏ. Tâm nhận thấy, ở thôn quê, người ta không thay đổi mấy,
và tính tình vẫn giữ được y nguyên. Nhưng chàng, thì chàng thay đổi
khác hẳn rồi. Những kỷ niệm cũ đối với chàng bây giờ thành ra trẻ con
và vô vị. Tâm không thấy có sự tha thiết giữa chàng và cảnh cũ nữa. Bây
giờ, chàng không khi nào có cái ý tưởng điên rồ đi lấy một cô gái quê
như Trinh để sống một cái đời tối tăm nghèo khổ.
(Lược một đoạn: Sau cuộc trò chuyện ngắn gọn, dửng dưng không để ý
đến lời mẹ kể, Tâm từ biệt mẹ và cô Trinh ra đi, trở về hàng cơm mà vợ
đang chờ. Hai người cùng đi dạo phố.)
Bỗng nhiên, Tâm giật lùi lại: Một bà cụ già khom lưng dựa bên một
cô con gái, đi ra phía ga. Tâm nhận ra bà mẹ. Có lẽ bà cụ muốn được
trông thấy con một lần nữa. Chắc bà tưởng Tâm đi xe hỏa. Chàng lộ vẻ
khó chịu. Bà cụ còn ra đây làm gì? Tâm sợ lúc bà cụ lại khóc lóc, để cố
giữ chàng lại. Hay nắm lấy áo chàng mà kể lể giữa chốn đông người.
Chàng tưởng nghe thấy những câu bình phẩm to nhỏ, và trông thấy
những cái mỉm cười chế giễu của mọi người. Vợ chàng sẽ nói thế nào?
- Thôi, chúng ta về ngay đi.
Tâm nói như người sốt ruột, giật cánh tay vợ rảo bước mau.
Đợi bà cụ đi khuất đầu phố, Tâm và vợ trở lại nhà hàng trả tiền, rồi
đánh xe ra ngoài. Máy chạy đều, cái xe êm ru bắt đầu lướt trên đất.
Khi đến chỗ quặt quá ga, bỗng nhiên Tâm thoáng thấy đứng bên
cạnh đường, một bà cụ già khom lưng dựa vào một cô con gái. Chiếc xe
chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. Trong một giây, Tâm thấy cặp
mắt đen láy của cô gái quê mở to ngạc nhiên nhìn mình.
Tâm không ngoảnh lại, chàng nghĩ đến bà mẹ, đến cô Trinh vẫn
chơi đùa với chàng thuở nhỏ. Song những hình ảnh ấy như xa xăm lắm,
và Tâm vẫn thấy dửng dưng không bận tâm trí. Giữa những kỷ niệm ấy
với Tâm, như có một cái bờ ngăn cản: xe ô tô, vợ chàng, cái đời sang
trọng, sung sướng của chàng hiện giờ.
Phong cảnh đồng ruộng hai bên đường vùn vụt trốn lại sau như
càng làm xa cách chàng với cảnh thôn quê cũ.
(Trích “Trở về ” - Thạch Lam, nguồn sachhayonline.com)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận cảm nhận về nhân vật Tâm và hình
ảnh người mẹ trong đoạn trích truyện Trở về của Thạch Lam.


zalo Nhắn tin Zalo