Đề thi giữa kì 2 KTPL 11 Kết nối tri thức - Đề 2

361 181 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: KTPL
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa ki 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn KTPL 11 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(361 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
(HÌNH THỨC: 70% TRẮC NGHIỆM + 30% TỰ LUẬN) Mức độ đánh giá STT
Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL
Quyền bình đẳng của công dân trước 1 3 2 pháp luật 2
Bình đẳng giới trong đời sống xã hội 5 2
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, 3 2 2 tôn giáo 1 1
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công câu câu 4
dân trong tham gia quản lí nhà nước 2 2 (2đ) (1đ) và xã hội
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công 5 2 2
dân về bầu cử và ứng cử
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công 6 2 2
dân về khiếu nại, tố tụng Tổng số câu hỏi 16 12 1 1 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1:Quyền nào của công dân được đề cập đến trong khái niệm sau đây: “Mọi công dân, không phân
biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt
đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. danh dự cá nhân. B. phân chia quyền lợi. C. địa vị chính trị. D. nghĩa vụ pháp lí.
Câu 3: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều


A. được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.
B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.
D. phải tham gia lao động công ích.
Câu 4: Các chủ thể trong trường hợp dưới đây đã được hưởng quyền gì?
Trường hợp. Anh K và chị H cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ
sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật,
các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh
trong thời hạn quy định.
A. Quyền bầu cử và ứng cử.
B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền sở hữu tài sản.
Câu 5: Năm nay M, N và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định
của Luật Nghĩa vụ quân sự. M và N đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho
rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn
đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trong tình huống trên, bạn học sinh nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công
dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?
A. Bạn M và K. B. Bạn K và N. C. Bạn M và N. D. Cả 3 bạn M, N, K.
Câu 6: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị
trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Hôn nhân và gia đình. D. Văn hóa và giáo dục.
Câu 7: Nam, nữ bình đẳng trong việc quản lý doanh nghiệp - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Giáo dục.
Câu 8: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng giới trong lao động là mọi công dân đều được
thực hiện quyền lao động thông qua
A. nội dung thông cáo báo chí.
B. lựa chọn việc làm phù hợp.
C. kế hoạch điều tra nhân lực.
D. chiến lược phân bố dân cư.
Câu 9: Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo - đó là quy định pháp luật
về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị và xã hội.
B. Khoa học và công nghệ. C. Hôn nhân và gia đình.
D. Giáo dục và đào tạo.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng
A. định đoạt khối tài sản chung.
B. thống nhất địa điểm cư trú.
C. tôn trọng nhân phẩm của nhau.
D. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
Câu 11: Thực hiện quy định về bình đẳng giới


A. là nhiệm vụ lớn nhất của nhà nước.
B. là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
C. là trách nhiệm riêng của cơ quan công an.
D. là trách nhiệm riêng của cơ quan tư pháp.
Câu 12: Hành vi của chị K trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng
đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia.
Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị
cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới. A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Lao động. D. Văn hóa.
Câu 13: Các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo
vệ và tạo điều kiện phát triển - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. Quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 14: Sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?
A. Có sự phân biệt đối xử về quyền giữa người có tôn giáo hoặc không tôn giáo.
B. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm.
C. Các tổ chức tôn giáo không được phép sở hữu tài sản và tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
D. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó để nhà nước dễ dàng quản lí.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối
với đời sống con người và xã hội?
A. Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.
B. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.
D. Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.
Câu 16: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
Tình huống. Q là người theo tôn giáo X, sống và sinh hoạt cùng các bạn trong kí túc xá của Trường
Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh B. Cùng phòng với Q còn có T và N, hai bạn này đều
theo tôn giáo P. Đến giờ ăn cơm, Q thường làm dấu và thành tâm cầu nguyện trước khi ăn, thấy vậy,
T và N tỏ vẻ khó chịu, họ yêu cầu Q lần sau khi ăn cơm cùng thì không được làm dấu và cầu nguyện nữa. A. Bạn Q và N. B. Bạn T và N. C. Bạn Q và T. D. Cả 3 bạn: Q, T, N.
Câu 17:Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Đăng kí tham gia hiến máu nhân đạo.
B. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.
C. Giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.
D. Góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.


Câu 18:Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông B đã thực hiện
nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?
Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông B thường xuyên xảy ra ách tắc,
gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo
luận, đề xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và
chính quyền địa phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà trường
xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật,
nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
A. Tuân thủ quy định pháp luật.
B. Góp ý sửa đội các dự thảo Luật.
C. Tố cáo sai phạm của cán bộ nhà nước.
D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 19: Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã
hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều
A. bị phạt cải tạo không giam giữ.
B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. phải bồi thường thiệt hại.
D. bị phạt tù chung thân.
Câu 20: Hành vi của bạn C trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền nào của công dân?
Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12A1, bạn C được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến
thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội
Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên C đã tự đọc dự thảo
các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo V (Bí thư Đoàn trường)
đã nghiêm khắc phê bình C và giải thích cho C hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của
các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá
nhân đối với hoạt động của Đoàn. C cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.
A. Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.
B. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 21: Khi tham gia bầu cử, công dân được thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử.
B. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
A. Sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
D. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật.
Câu 22: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở
lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân? A. 16 tuổi. B. 20 tuổi. C. 21 tuổi D. 18 tuổi.
Câu 23: Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử không dẫn đến hậu quả nào sau đây?


zalo Nhắn tin Zalo