Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (Đề 6)

455 228 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(455 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ SỐ 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan
đi chơi xuân, khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương
khói. Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi
danh tài sắc nhưng bạc mệnh.
Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Phũ phàng chi bấy hóa công,
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
Sống làm vợ khắp người ta,
Hại thay thác xuống làm ma không chồng.
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tích lục tham hồng là ai?
Đã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta thắp một vài nén nhang.
Gọi là gặp gỡ giữa đàng,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.
Lầm rầm khấn vái nhỏ to,
Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.
Một vùng cỏ áy bóng tà,


Gió hiu hiu thổi một và bông lau.
Rút trâm giắt sẵn mái đầu,
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
Lại càng ủ dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nxb Dân Trí, Hà Nội, 2013)
Câu 1. Thể thơ của văn bản trên là gì? A. Thơ tự do B. Thơ lục bát C. Song thất lục bát D. Lục bát biến thể
Câu 2. Văn bản trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả và biểu cảm B. Miêu tả và sự tự C. Biểu cảm và tự sự
D. Biểu cảm và nghị luận
Câu 3. Đoạn trích sử dụng điểm nhìn của nhân vật nào? A. Thúy Kiều B. Thúy Vân C. Kim Trọng D. Tác giả
Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng nội dung của đoạn trích?
A. Nỗi thương cảm của Thúy Kiều với nàng Đạm Tiên
B. Nỗi thương cảm của Thúy Kiều đối với những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh

C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 5. Bốn câu thơ cuối bài sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Điệp từ
Câu 6. Theo em, nghĩa của cụm từ phụng chạ loan chung là gì?
A. Chỉ việc nam nữ ân ái, chung sống với nhau
B. Chỉ cuộc sống vợ chồng ân ái, hạnh phúc
C. Chỉ cuộc sống hôn nhân vợ chồng bất hòa D. Đáp án khác
Câu 7. Bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích trên? A. Ước lệ tượng trưng B. Tả cảnh ngụ tình C. Độc thoại nội tâm D. Chấm phá
Câu 8. Giá trị nhân đạo của đoạn trích trên được biểu hiện như thế nào?
A. Bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của người phụ nữ
B. Tố cáo các thế lực đen tối, tàn bạo chà đạp nhân phẩm, quyền sống con người.
C. Trân trọng, đề cao vẻ đẹp, tình yêu tự do, khát vọng, ước mơ chân chính của con người.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 9 (1,0 điểm) Theo em, quan niệm Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc
mệnh cũng là lời chung có còn đúng với xã hội hiện nay không? Lí giải?
Câu 10 (1,0 điểm) Em có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến sau khi đọc đoạn trích? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)


Phần II. Viết (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn thuyết minh về đoạn trích trên được trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 B. Thơ lục bát 0,5 điểm Câu 2 C. Biểu cảm và tự sự 0,5 điểm Câu 3 B. Thúy Vân 0,5 điểm Câu 4 C. Cả A và B đều đúng 0,5 điểm Câu 5 D. Điệp từ 0,5 điểm Câu 6
A. Chỉ việc nam nữ ân ái, chung sống với nhau 0,5 điểm Câu 7 C. Độc thoại nội tâm 0,5 điểm Câu 8
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng 0,5 điểm
- Quan niệm Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh
cũng là lời chung không còn đúng với xã hội hiện đại.
- Lí giải: Vì trong xã hội hiện đại, nam nữ đã bình đẳng, bình Câu 9 1,0 điểm
quyền, người phụ nữ không còn bị ràng buộc hay phụ thuộc
vào nam giới, họ đã có quyền tự chủ, tự quyết định cuộc đời và số phận của mình.
Câu 10 - Với quan điểm trọng nam khinh nữ, người phụ nữ trong xã 1,0 điểm
hội phong kiến thường không có tiếng nói, không tự quyết
định được cuộc đời của mình
- Là phái đẹp, họ vừa được nâng niu, nhưng cũng dễ trở
thành món đồ chơi trong tay nam giới


zalo Nhắn tin Zalo