Đề thi HK1 môn Địa lí lớp 11 THPT Chuyên Lý Tự Trọng - Cần Thơ - Năm 2022 – 2023
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu A. khô nóng. B. nóng ẩm. C. lạnh khô.
D. nóng ẩm theo mùa.
Câu 2: Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là
A. quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.
B. phi kim loại, đá vôi và nhiên liệu
C. vật liệu xây dựng, kim loại màu và than đá.
D. than đá, đá vôi và apatit
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài
giảm mạnh ở Mĩ La tinh là do
A. chính trị không ổn định.
B. cạn kiệt dần tài nguyên.
C. thiếu lực lượng lao động.
D. thiên tai xảy ra nhiều.
Câu 4: Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng đến dân cư khu vực Tây Nam Á là A. Ấn Độ giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo.
Câu 5: Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 8 và 9, cho biết Đông Nam Á tiếp
giáp với các đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 6: Khu vực Đông Nam Á lục địa có khí hậu A. xích đạo.
B. cận nhiệt đới. C. ôn đới.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 7: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú.
B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.
C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh.
D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Câu 8: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì
A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. có nhiều dạng địa hình.
C. nằm trong vành đai sinh khoáng.
D. nằm kề vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Câu 9: Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng là do
A. có số dân đông, nhiều quốc gia.
B. tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Câu 10: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển? A. Thái Lan. B. Ma-lai-xi-a. C. Mi-an-ma. D. Lào.
Câu 11: Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 31, cho biết quốc gia nào sau đây
thuộc Đông Nam Á lục địa? A. Ma-lai-xi-a. B. Xin-ga-po. C. Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 12: Mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
A. phục vụ nhu cầu trong nước.
B. khai thác thế mạnh về đất đai.
C. thay thế cây lương thực.
D. xuất khẩu thu ngoại tệ.
Câu 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm A. 1967 B. 1977. C. 1995. D. 1997.
Câu 14: Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN? A. Đông Ti-mo. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Bru-nây.
Câu 15: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
Câu 16: Hạn chế lớn nhất về nguồn lao động ở các nước Đông Nam Á là
A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
C. lao động chủ yếu hoạt động nông nghiệp.
D. thiếu sự dẻo dai, năng động.
Câu 17: Dân số châu Phi tăng nhanh là do
A. tỉ suất tử thô rất thấp.
B. quy mô dân số đông nhất thế giới.
C. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.
D. gia tăng cơ học cao.
Câu 18: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vị trí địa lí mang tính chiến lược.
B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
D. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
Câu 19: Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ BIẾT CHỮ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI, NĂM 2015 Đơn vị (%)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất.
B. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới.
C. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất.
D. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi.
Câu 20: Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A. đông dân và gia tăng dân số cao.
B. xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
C. phần lớn dân cư theo đạo Thiên Chúa giáo. D. phần lớn dân cư có mức sống cao.
Câu 21: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì
A. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.
C. đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.
Câu 22: Hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là
A. chú trọng sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.
B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
C. phát triển chủ yếu các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ hiện đại.
D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.
Câu 23: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn
định trong mục tiêu của mình.
A. Mỗi nước trong khu vực, từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
B. Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.
C. Giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
D. Khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.
Câu 24: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
B. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.
C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
D. tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.
Câu 25: Các quốc gia Đông Nam Á có cơ sở thuận lợi để hợp tác cùng phát triển là do
A. đa dân tộc, tôn giáo.
B. có phong tục, tập quán, văn hóa tương đồng nhau.
C. giao nhau của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
D. có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ phụ thuộc thấp
Câu 26: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là
A. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
C. tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. tăng cường mở rộng hệ thống giao thông đường biển.
Câu 27: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985 - 2015
(Đơn vị: triệu tấn) Năm 1985 1995 2015 Đông Nam Á 3,4 4,9 9,3 Thế giới 4,2 6,3 12,2
Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á so với thế giới, giai đoạn 1985 – 2015
theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Tròn.
C. Kết hợp (cột, đường). D. Miền.
Câu 28: Cho biết số khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á là 97262 nghìn lượt người và chi
tiêu của khách du lịch là 70578 triệu USD. Vậy mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách
quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là
A. 657,4 USD/người. B. 725,6 USD/người. C. 765,3 USD/người. D. 867,2 USD/người. PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 29: Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế ở các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?
Câu 30: Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành nội dung bảng sau để thấy được sự khác biệt về
địa hình giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo.
Đề thi học kì 1 Địa lý 11 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng - Cần Thơ
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ 18 Đề thi học kì 1 Địa Lý năm 2023 - 2024 chọn lọc từ các trường bản word có lời giải chi tiết:
+ Đề thi học kì 1 Địa Lý năm 2023 trường THPT Ngô Lê Tân - Bình Định;
+Đề thi học kì 1 Địa Lý năm 2023 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng - Cần Thơ;
+Đề thi học kì 1 Địa Lý năm 2023 trường THPT Phạm Văn Đồng - Cà Mau;
+Đề thi học kì 1 Địa Lý năm 2023 trường THPT Ngô Thì Nhậm - Ninh Bình;
+Đề thi học kì 1 Địa Lý năm 2023 Sở GD_ĐT Vĩnh Phúc.
…..……………………
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(526 )Trọng Bình
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)