UBND QUẬN BÌNH THẠNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: Hóa – Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề Câu 1 (VD):
1.1 Xét công thức hóa học của axit photphoric H3PO4. Xác định các nguyên tố cấu tạo nên chất, số
nguyên tử của mỗi nguyên tố. Tính phân tủ khối của axit photphoric.
1.2 Cho công thức hóa học của X và H là XH của Y và O là YO. Lập công thức hóa học giữa X và Y.
Câu 2 (TH): Xét các quá trình dưới đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học, hiện tượng nào là hiện
tượng vật lý. Giải thích.
a. Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét (oxit sắt từ).
b. Xăng để trong bình không đậy nắp bị bay hơi.
c. Khi nhiệt độ nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra.
d. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
Câu 3 (VD): Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
Câu 4 (TH): Trình bày phương pháp làm sạch đường ăn có lẫn cát.
Câu 5 (VD): Một thanh magie nặng 240 gam để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành magie
oxit. Đem cân thanh này bị nặng 272 gam.
a. Viết phương trình và cân bằng phương trình phản ứng.
b. Tính thể tích (đktc) khí oxi đã tham gia phản ứng. (Cho H = 1; P = 31; O = 16) Trang 1
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án Phương pháp giải:
1.1 Mỗi công thức hóa học chỉ 1 phân tử của chất, cho biết
- Nguyên tố nào tạo ra chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất.
- Phân tử khối của chất. 1.2
- Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu.
- Hóa trị của O bằng 2 đơn vị, Oxi có hóa trị II.
- Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị
+ Viết công thức dạng chung AxBy
+ Áp dụng quy tắc về hóa trị: x.a = y.b với a, b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B + Chuyển thành tỷ lệ
+ Lấy x = b (hoặc x = b’) và y = a (hoặc y = a’) nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b
+ Viết thành công thức hóa học. Giải chi tiết:
1.1 Từ công thức hóa học của axit photphoric H3PO4, ta biết được:
- Hợp chất được tạo bởi các nguyên tố Hiđro, Photpho, Oxi
- Có 3 nguyên tử Hiđro, 1 nguyên tử Photpho, 4 nguyên tử Oxi tạo thành phân tử.
- Phân tử khối = 1.3 + 31.1 + 16.4 = 98 đvC. 1.2
- Vì X liên kết với 1 nguyên tử H nên X có hóa trị I
- Vì Y liên kết với 1 nguyên tử O nên Y có hóa trị II.
- Gọi công thức giữa X và Y là XxYy
Áp dụng quy tắc hóa trị: x.I = y.II Lấy x = 2 và y = 1
Vậy công thức hóa học giữa X và Y là X2Y.
Câu 2: Đáp án Phương pháp giải:
- Hiện tượng vật lý: là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Trang 2
- Hiện tượng hóa học: là hiện tượng khi có sự biến đồi chất này thành chất khác. Giải chi tiết:
a. Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét (oxit sắt từ)
→ đây là hiện tượng hóa học do sắt tác dụng với oxi trong không khí tạo thành oxit sắt từ.
b. Xăng để trong bình không đậy nắp bị bay hơi.
→ đây là hiện tượng vật lý do xăng chỉ chuyển trạng thái từ dạng lỏng sang dạng hơi mà không bị biến đổi thành chất khác.
c. Khi nhiệt độ nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra.
→ đây là hiện tượng vật lý do băng tan chỉ là chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng mà không bị
biến đổi thành chất khác.
d. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
→ đây là hiện tượng hóa học do canxi cacbonat bị biến đổi thành canxi oxit và khí cacbon đioxit.
Câu 3: Đáp án Phương pháp giải:
Các bước lập phương trình hóa học
+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.
+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số
nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.
+ Bước 3: Viết thành phương trình hóa học. Giải chi tiết: a. b. c. d. e. f.
Câu 4: Đáp án Phương pháp giải:
Dựa vào tính tan của đường và cát Giải chi tiết:
Hòa tan hỗn hợp đường có lẫn cát vào trong nước dư. Đường tan trong nước tạo thành dung dịch, còn cát
không tan. Dùng phễu lọc bỏ chất rắn không tan là cát ta thu được dung dịch đường. Cô cạn dung dịch
cho nước bay hơi hết ta thu được đường tinh khiết Trang 3
Câu 5: Đáp án Phương pháp giải:
a. Viết PTHH và cân bằng. b.
- Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng, tính khối lượng của Oxi - Áp dụng công thức , tính số mol oxi
- Áp dụng công thức V = n.22,4 tìm ra thể tích khí oxi Giải chi tiết: a.
b. Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng: Trang 4
Đề thi học kì 1 Hóa lớp 8 năm 2023 Phòng GD và ĐT Quận Bình Thạnh
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ 21 Đề thi học kì 1 Hóa học năm 2023 chọn lọc từ các trường bản word có lời giải chi tiết:
+ Đề thi học kì 1 Hóa học năm 2023 trường THCS Thái Bình;
+Đề thi học kì 1 Hóa học năm 2023 trường THCS Trưng Nhị;
+Đề thi học kì 1 Hóa học năm 2023 trường THCS Tô Hoàng;
+Đề thi học kì 1 Hóa học năm 2023 trường THCS Thủy Châu - Thị Xã Hương Thủy;
+Đề thi học kì 1 Hóa học năm 2023 Sở GD_ĐT Thanh Hóa.
…..……………………
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(256 )Trọng Bình
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)