Đề thi hsg KHTN 8 năm 2023-2024 Trường THCS Quảng Chính

74 37 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: KHTN
Dạng: Đề thi HSG
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 16 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ 15 đề thi hsg KHTN 8 có lời giải

    Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    446 223 lượt tải
    300.000 ₫
    300.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 15 đề thi gồm: các đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 8 năm 2023-2024 từ các trường, huyện trên cả nước có hướng dẫn chấm chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo KHTN 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(74 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG Năm học 2023 - 2024
TRƯỜNG THCS QUẢNG CHÍNH
Môn thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I ( BẮT BUỘC) ( 6 điểm)
Câu 1 (1 đ) Một ô tô đi 5 phút trên con đường bằng phẳng v ới vận tốc 60 km/h, sau đó lên dốc
3 phút với vận tốc 40 km/h. Coi ô tô chuyển động đều. Tính quãng đường ô tô đi trong cả hai giai đoạn.
Câu 2 (1 đ) Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB
(Hình 1) và vật sáng AOB (Hình 2). B A B O A Hình 1 Hình 2
Câu 3 ( 1 đ) Quần thể sinh vật là gì? Hãy cho biết đâu là quần thể trong ví dụ sau:
a. Các cây ngô trên một ruộng ngô
b. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
Câu 4 ( 1 đ) Môi trường sống là gì? Có những loại môi trường nào?
Câu 5 ( 1 đ) Hãy viết một phương trình hóa học minh họa cho mỗi trường hợp sau (Ghi rõ điều kiện nếu có):
a. Oixde base tác dụng với nước tạo base tương ứng
b. Oxide acid tác dụng với nước tạo acid tương ứng
c. Acid tác dụng với base tạo thành muối và nước
d. Acid tác dụng với oxide base tạo thành muối và nước Câu 6: (1 đ)
Cho 0,65 gam Zn tác dụng với 7,3 gam HCl.
1. Chất nào còn dư sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu gam ?
2. Tính thể tích khí hydrogen thu được ở đkc ? PHẦN II( TỰ CHỌN)
Thí sinh lựa chọn hoàn thành một trong 3 dung sau:
A. PHẦN VẬT LÝ (14 đ)
Câu 1 (2 đ) Một đồng tử xuất phát từ A chuyển động thẳng đều về B cách A là 120 m với vận
tốc 8 m/s. Cùng lúc đó 1 động tử khác chuyển động thẳng đều từ B về A. Sau 10 giây hai động
tử gặp nhau. Tính vận tốc của động tử 2 và vị trí hai động tử gặp nhau.
Câu 4 (1 điểm ) Em hãy giải thích hiện tượng: Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường
xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?
Câu 3 (1 đ) Tại sao nhà lợp rạ hoặc lá cọ về mùa đông ấm hơn, về mùa hè mát hơn nhà lợp tôn?
Câu 4 ( 3 đ) Bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ tiết diện lần lượt là S1, S2 có chứa nước như hình vẽ.
Trên mặt nước có đặt các piston mỏng, khối lượng m1, m2. Mực S1
nước hai nhánh chênh nhau một đoạn h = 10 cm. h S2
a. Tính khối lượng m của quả cân đặt lên piston lớn để mực nước ở hai nhánh ngang nhau.
b. Nếu đặt quả cân sang piston nhỏ thì mực nước hai nhánh lúc bấy
giờ sẽ chênh nhau một đoạn H bằng bao nhiêu?
Cho khối lượng riêng của nước D = 1000 kg/m3, S1 = 20 m ℃ 2, S2 = 10 m ℃ 2 và bỏ qua áp suất khí quyển.
Câu 5 (3 đ) Một người đứng cách gương phẳng treo đứng trên tường một khoảng 1 m. Mắt
người cách chân 1,5 m. Người ấy nhìn vào điểm I trên gương, I cách sàn 1,9 m. Mắt sẽ nhìn
thấy I nằm trên đường nối mắt và ảnh của góc trên cùng của bức tường phía sau.
a. Tìm chiều cao của phòng? Biết người cách bức tường phía sau 3 m.
b. Mép dưới của gương cách sàn tối đa bao nhiêu để mắt nhìn thấy được ảnh của góc dưới cùng của tường phía sau?
Câu 6 (4 đ) Cho một bình đựng nước, một bình đựng dầu, một lực kế, một quả nặng có móc
treo. Nêu cách xác định trọng lượng riêng của dầu. Biết quả nặng có thể bỏ lọt và chìm hoàn
toàn trong bình đựng nước và bình đựng dầu. Cho trọng lượng riêng của nước là dn. B. PHẦN HÓA HỌC(14đ) Câu 1. (2,0 đ)
1. Chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành các phản ứng hóa học sau: a) Ba + H2O ......+ ...... b) Fe3O4 + H2SO4(loãng) ...... + ....... + H2O c) MxOy + HCl ........+ H2O d) Al + HNO3 .....+ NaOb + ....
2. Hãy phân biệt các chất đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn gồm: K, K2O , KCl, AgCl
Câu 2 (2,0 đ): Dẫn từ từ 9,916 lít H2 (đkc) qua m gam oxide FexOy nung nóng. Sau phản ứng
được 7,2 gam nước và hỗn hợp A gồm 2 chất rắn nặng 28,4 gam (phản ứng xảy ra hoàn toàn). 1. Tìm giá trị m?
2. Lập công thức phân tử của oxide sắt, biết A có chứa 59,155% khối lượng sắt đơn chất. Câu 3 (2,0 đ):
Trên hai đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl ( cốc 1) và dung dịch H2SO4 (cốc 2) sao cho
cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào (cốc 1) 25 gam CaCO3 , rồi cho vào (cốc 2) a gam Al. Cân vẫn
ở vị trí thăng bằng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn theo PTHH. Tìm a .
CaCO3 (s) + 2HCl (aq) → CaCl2 (aq) + CO2 (g) + H2O (l) (1)
Al (s) + H2SO4 (aq) → Al2(SO4)3 (aq) + H2 (g) (2) Câu 4 (2,0 đ)
Cho 32,4 gam kim loại nhôm tác dụng với 23,7984 lít khí oxygen ở điều kiện chuẩn.
a. Chất nào còn dư sau phản ứng? Khối lượng chất còn dư là bao nhiêu gam?
b. Tính khối lượng nhôm oxide tạo thành sau phản ứng?
c. Cho toàn bộ lượng kim loại nhôm ở trên vào dung dịch acid HCl. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được bao nhiêu lít khí H2 ở đkc? Câu 5 (2,0 đ):
Một hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 7,5. Tạo phản ứng giữa N2 và H2 cho ra
NH3 bằng cách cho A đi qua chất xúc tác nung nóng thu được hỗn hợp khí B ( gồm 3 khí) có tỉ khối so
với H2 bằng 9,375. Tính hiệu suất phản ứng?
Câu 6 (2,0 đ) Cho dung dịch A chứa CuSO4 nồng độ x%, sau khi cho bay hơi 20% lượng nước
thì dung dịch trở nên bão hoà. Thêm 2,75 gam CuSO4 vào dung dịch bão hoà thì có 5 gam CuSO4.5H2Okết tinh tách ra.
a. Tính nồng độ % của dung dịch bão hoà.
b. Tính nồng độ % của dung dịch A.
Câu 7 (2,0 đ) Nêu hiện tượng, viết các phương trình phản ứng cho những trường hợp sau:
a. Cho bột sắt vào dung dịch CuSO4.
b. Cho mẩu Na vào cốc nước có sẵn mẩu giấy quì tím.
c. Sục từ từ CO2 đễn dư vào dung dịch Ca(OH)2.
d. Cho kẽm viên vào dung dịch HCl. C.PHẦN SINH HỌC (14đ) Câu 1 ( 1,5 điểm)
a. Hoạt động hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng ở ruột non được thực hiện theo những
con đường nào? Vì sao sự hấp thụ và vận chuyển các chất được thực hiện theo những con đường đó?
b. Những đặc điểm nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? Câu 2 (1,5 điểm)
a. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động chủ yếu nào? Thực chất của quá trình tiêu hóa là gì?
b. Cần có thói quen ăn uống như thế nào để hạn chế các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa? Câu 3 ( 2,0 điểm)
a. Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Sau khi mắc bệnh sởi
người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi. Đó là những loại miễn dịch nào? Vì sao?
b. Miễn dịch là gì? Nêu sự khác biệt giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động ?
c. Hãy kể tên các loại van tim ở người? Câu 4 (1,0 điểm)
Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có
khả năng liên kết với 20 ml oxygen
a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml oxygen trong máu
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao Câu 5 (2,0 điểm)
Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Phân tích đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp phù
hợp với chức năng của chúng? Câu 6 (2,0 điểm)
Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml.
Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí.
a. Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô
hấp thường và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút ?
b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu trong mỗi phút ?
(Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml). Câu 7 (2,0 điểm)
a. Giới hạn sinh thái là gì? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống
trong khoảng cực thuận, khi sống ngoài khoảng cực thuận nhưng trong giới hạn chịu đựng và
khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?
b. Trình bày mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với vùng phân bố của sinh vật. Câu 8 (2,0 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo