Đề thi hsg KHTN 8 năm 2023-2024 Trường THCS Quảng Đức

106 53 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: KHTN
Dạng: Đề thi HSG
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ 15 đề thi hsg KHTN 8 có lời giải

    Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    446 223 lượt tải
    300.000 ₫
    300.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 15 đề thi gồm: các đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 8 năm 2023-2024 từ các trường, huyện trên cả nước có hướng dẫn chấm chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo KHTN 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(106 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


UBND HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐỨC Năm học 2023 - 2024
Môn thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I (BẮT BUỘC)
Câu 1: ( 1 điểm). Viết các PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá sau: KMnO (1) ⎯⎯→ (2) ⎯⎯→ 4 O2 PbO (3) ⎯⎯→ H2O (4) ⎯⎯→ H2SO4
Câu 2:( 1 điểm). Hòa tan hết 6,5 gam Zn vào 500 ml dung dịch HCl vừa đủ.
a) Tính thể tích khí thu được ở đk chuẩn
b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng Câu 3 ( 1.0 điểm)
a) Môi trường sống là gì? kể tên các loại môi trường sống? lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại môi trường đó ?
b) Phân biệt nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Cho ví dụ.
Câu 4 ( 1.0 điểm). Quần thể sinh vật là gì? Lấy hai VD về quần thể sinh vật
Câu 5. (1,0 điểm). Một xe chuyển động trên đoạn đường thẳng có độ dài s. Nửa quãng đường
đầu xe đi với tốc độ v=30km/h, quãng đường còn lại xe chuyển động tốc độ v=40km/h. Tính
tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường s.
Câu 6. (1,0 điểm). Một tia sáng mặt trời tạo góc 36° với mặt phẳng nằm ngang chiếu tới một
gương phẳng đặt trên miệng một cái giếng và cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống
đáy giếng. Hỏi gương phải đặt nghiêng một góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng và xác
định góc tới, góc phản xạ của tia sáng đó trên gương.
PHẦN II (TỰ CHỌN):
1. NỘI DUNG 1: PHÂN MÔN SINH HỌC: ( 7 câu: 14 điểm)
Câu 1 ( 2.0 điểm ) .
Sự biến đổi lí học và hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Câu 2 ( 1.0 điểm).
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột (1)
⎯⎯→ Đường maltose (2) ⎯⎯→ Đường glucose
Chặng (1) và chặng (2) trong sơ đồ trên diễn ra ở những bộ phận nào của cơ quan tiêu hóa và
có sự tham gia của những loại enzyme nào? Câu 3 ( 2.0 điểm).
Một tài xế taxi cân nặng 60 kg uống 90 gram rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là
20/00 (2 phần nghìn). Sau khi uống rượu, người tài xế đã lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi
bỏ chạy. Cảnh sát bắt được anh ta sau đó 3 giờ. Mẫu máu thử của anh ta lúc đó có hàm lượng
rượu là 1 0/00 (một phần nghìn). Biết rằng trung bình trong một giờ với 10 kg khối lượng cơ
thể thì có khoảng 2,0 gram rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể.
a. Hỏi lúc người tài xế gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu của anh ta là bao nhiêu?
b. Tính thời gian để người tài xế không còn hàm lượng rượu trong máu? Nếu người này uống
rượu vào 10 giờ sáng thì mấy giờ trong cùng ngày người này có thể tham gia giao thông mà
không bị vi phạm pháp luật? Câu 4 ( 2.0 điểm).
Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí
lưu thông. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200 ml. Dung tích sống là
3800 ml. Thể tích khí dự trữ là 1600 ml. Hỏi
a. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức
b. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường Câu 5 ( 2.0 điểm).
a. Thế nào là cử động hô hấp, nhịp hô hấp? Tính số cử động hô hấp của một cầu thủ đá bóng.
Biết rằng tổng lượng khí thở ra bình thường trong 19 nhịp hô hấp của cầu thủ này là 152 lit,
lượng khí một lần thở ra bình thường là 500 ml.
b. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì? Câu 6 ( 2.0 điểm).
a. Nêu các đặc điểm của gấu thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực ?
b. Nêu các đặc điểm của xương rồng thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc?
Câu 7 ( 2.0 điểm). Em hãy đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng.
----------------------------------------------------------
2. NỘI DUNG 2: PHÂN MÔN HÓA HỌC (7 câu 14,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm).
1. Quả bóng bay thổi bằng hơi thở của ta thì bóng không bay được. Nếu quả bóng được bơm
khí hydrogen thì bay lên cao. Giải thích hiện tượng trên.
2. Hãy giải thích và viết phương trình hóa học minh họa (nếu có) cho những vấn đề sau:
a. Để cải tạo đất ở một số ruộng bị chua (đất chua) người ta thường bón calcium oxide CaO.
b. Tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ra ô nhiễm môi
trường? Nêu biện pháp chống ô nhiễm. Câu 2: (2,0 điểm).
1. Cho khí hydrogen dư đi qua hỗn hợp chất rắn A gồm: CuO, Na2O, MgO, Fe nung nóng thu
được chất rắn B. Cho B vào nước dư thu được chất rắn C và dung dịch D. Đốt cháy hoàn toàn
chất rắn C thu được chất rắn G. Hỏi B, C, D, G là những chất gì ? Viết PTHH của các phản ứng xảy ra?
2. Có 4 chất rắn, dạng bột đựng trong 4 lọ mất nhãn gồm: MgO, P2O5, Na2O, CuO. Trình bày
phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra?
Câu 3. (2,0 điểm). Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết
tủa B và dung dịch C.
a. Tính thể tích khí A ở điều kiện chuẩn 1 bar, 25℃.
b. Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Câu 4: (2,0 điểm). Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không
khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2,
còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
Câu 5: (2,0 điểm). Cho 5,2 gam hỗn hợp ba kim loại ở dạng bột Mg, Al, Zn cháy hoàn toàn
trong bình oxygen dư ta thu được 8,4 gam hỗn hợp oxide. Nếu cũng đem lượng hỗn hợp kim
loại đó hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thì khối lượng acid cần dùng là m gam và
thu được V lít khí H2 ở điều kiện chuẩn 1 bar, 25℃. Giá trị của m và V lần lượt là
Câu 6.(2,0 điểm). Khử hoàn toàn 38,4 gam một oxide kim loại bằng 35,7 lít CO (ở nhiệt độ
cao và điều kiện không có oxygen) thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 18 và chất
rắn Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,9 lít khí H2. Xác định công
thức của oxide đã cho (các thể tích khí đều được đo ở điều kiện chuẩn 1bar, 25℃). Câu 7: ( 2 điểm)
1. Trong bình cầu chứa đầy khí HCl (ở điều kiện chuẩn 1 bar, 25℃) người ta cho vào bình
cầu đầy nước cất để hòa tan hết lượng HCl trên. Tính nồng độ % của acid thu được.
2. Hòa tan 16,25 gam kim loại A (hóa trị II) vào dung dịch HCl, phản ứng kết thúc thu được
6,1975 lít khí H2 điều kiện chuẩn 1 bar, 25℃.
a. Xác định kim loại A ?
b. Nếu dung kim loại trên tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thì thu được 5,578 lít khí H2 điều
kiện chuẩn 1 bar, 25℃. Tính hiệu suất của phản ứng ?
- Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Các phép tính được làm tròn đến 2 số sau dấu phẩy.
----------------------------------------------------------
3. NỘI DUNG 3: PHÂN MÔN VẬT LÍ ( 14 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm) Hai bản kim loại đồng chất tiết diện đều có cùng chiều dài bằng 20 cm và
cùng tiết diện nhưng có trọng lượng riêng khác nhau d1 = 1,25d2. Hai bản được hàn dính lại
ở một đầu O và được treo bằng sợi dây. Để thanh nằm ngang người ta thực hiện biện pháp cắt
một phần của thanh thứ nhất và đem đặt lên chính giữa của phần còn lại. Tìm chiều dài phần bị cắt.
Câu 2:(2,5 điểm) Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước
trong bình từ mức 130 cm3 dâng lên đến 175 cm3. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện
vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 4,2 N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3.
a, Tính lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật?
b, Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật?
Câu 3:(1,0 điểm) Giả sử trong cơn giông, các đám mây tích điện, trong đó đám mây bay gần
mặt đất thường tích điện âm. Khi khoảng cách đủ gần, sẽ có hiện tượng phóng tia lửa giữa
đám mây và mặt đất gọi là tia sét.
a) Khi đám mây tích điện âm đến gần mặt đất, mặt đất tích điện gì?
b) Khi có tia sét, đã có dòng điện giữa đám mây và mặt đất, đó là dòng chuyển dời của hạt
mang điện nào? Chúng chuyển động theo chiều nào?


zalo Nhắn tin Zalo