Đề thi hsg KHTN 8 năm 2023-2024 Trường THCS Quảng Ngọc

93 47 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: KHTN
Dạng: Đề thi HSG
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ 15 đề thi hsg KHTN 8 có lời giải

    Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    446 223 lượt tải
    300.000 ₫
    300.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 15 đề thi gồm: các đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 8 năm 2023-2024 từ các trường, huyện trên cả nước có hướng dẫn chấm chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo KHTN 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(93 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


UBND HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS QUẢNG NGỌC Năm học 2023 - 2024
Môn thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN 1 (BẮT BUỘC) (6,0 điểm) N
Câu 1 (1.0 điểm): Trên hình 1, G là gương phẳng và hai
điểm M, N nằm ngoài gương. Hãy vẽ và nêu cách vẽ tia tới M
từ M tới gương rồi phản xạ đi qua điểm N. G
Câu 2 (1.0 điểm): Hai ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa Hình 1
điểm A và B, cùng chuyển động về G. Biết AG = 120km,
BG = 96 km. Xe khởi hành từ A có tốc độ 50km/h. Muốn hai xe đến G cùng một lúc thì xe
khởi hành từ B phải chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu ?
Câu 3 (1.0 điểm): Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: Zn (1) ⎯⎯→ ZnSO4 (2) ⎯⎯→ ZnCl2 (3) ⎯⎯→ Zn(NO3)2 (4) ⎯⎯→ Zn(OH)2
Câu 4 (1.0 điểm): Cho 9,2 gam kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo ra 23,4 gam muối.
Hãy xác định A. Biết A hoá trị I .
Câu 5 (1.0 điểm): Nhân tố sinh thái của môi trường là gì? Chúng được chia thành những nhóm nào? Câu 6 (1.0 điểm):
a. Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?
b. Trình bày đặc điểm của mỗi dạng tháp tuổi đối với trạng thái phát triển số lượng cá thể của
quần thể. Khối lượng và kích thước của quần thể được quyết định bởi nhóm tuổi nào?
PHẦN 2 (TỰ CHỌN): học sinh lựa chọn một trong 3 nội dung sau:
1. Nội dung 1: (14 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Cho bình thông nhau chữ U tiết diện đều S = 10cm2. Người ta đổ vào đáy
lượng thuỷ ngân có trọng lượng riêng 136000 N/m3. Sau đó người ta lại đổ thêm 200cm3 nước
vào 1 trong hai nhánh của bình biết trọng lượng riêng của nước 10000N/m3
a) Tính độ sâu của cột nước trong bình.
b) Tính độ chênh lệch giữa 2 mực thuỷ ngân trong 2 ống.
Câu 2 (3.0 điểm): Một quả cầu có trọng lượng riêng d1 = 8200 N/m3, thể tích V1 = 100 cm3,
nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng lượng
riêng của dầu là d2 = 7000 N/m3 và của nước là d3 = 10000 N/m3.
a. Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu.
b. Nếu tiếp tục rót thêm dầu vào thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu thay đổi như thế nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Dùng một đũa thuỷ tinh cọ xát vào một miếng lụa, sau đó đưa một đầu đũa
lại gần một quả cầu nhẹ được treo bằng sợi dây tơ, thấy quả cầu bị hút về đũa thuỷ tinh, dây
treo quả cầu bị lệch như hình 6.1.Hãy dự đoán về sự nhiễm điện của quả cầu và giải thích ý kiến của mình.
Câu 4 (1.0 điểm): Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?
Câu 5 (3.0 điểm): Hai gương phẳng G1 và G2 được bố trí hợp với nhau một góc  như hình
vẽ. Hai điểm sáng A và B được đặt vào giữa hai gương G1 (Hình 2).
a. Trình bày cách vẽ tia sáng xuất phát từ A phản xạ .A
lần lượt lên gương G2 đến gương G1 rồi đến B. . B A
b. Nếu ảnh của A qua G1 cách A là 12cm và ảnh của G2 B
A qua G2 cách A là 16cm. Khoảng cách giữa hai ảnh Hình 2
đó là 20cm. Tính góc  .
Câu 6 (2.0 điểm): Hãy trình bày phương án xác định (gần đúng) khối lượng riêng của một
vật nhỏ bằng kim loại. Dụng cụ gồm: Vật cần xác định khối lượng riêng, lực kế, ca đựng nước
có thể nhúng chìm hoàn toàn vật, một số sợi dây nhỏ mềm có thể bỏ qua khối lượng. coi rằng
khối lượng riêng của không khí là D1 và khối lượng riêng của nước là D2 đã biết.
Câu 7 (2.0 điểm): Hãy xác định trọng lượng riêng của 1 chất lỏng với dụng cụ: một lực kế,
một chậu nước và một vật nặng. Nêu các bước tiến hành và giải thích.
2. Nội dung 2 (14 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Cân bằng các phản ứng hóa học theo các sơ đồ sau:
a. Fe + HCl → FeCl2 + FeCl3 +H2 0 b. Al + Fe t ⎯⎯→ 3O4 Al2O3 + Fe 0 c. FeS t ⎯⎯→ 2 + O2 Fe2O3 + SO2 d. CnH2n - 2 + O2 t  ⎯⎯→ CO2 + H2O
đ. Al + H2SO4 đặc, nóng ⟶ Al2(SO4)3+ H2S + H2O
e. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 ⟶ Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
g. Mg + HNO3 ⟶ Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
h. CnH2n + 1COOCmH2m + 1 + O2 → CO2 + H2O
Câu 2. (2,0 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: Na, Na2O, BaO, P2O5, MgO, NaCl.
Câu 3 (2,0 điểm): Xác định các chất: A1; A2; A3 … A11 và hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: A1 + A2 → A3 + A4 A3 + A5 → A6 + A7 A → 6 + A8 + A9 A10 A10 → A11 + A8 A11 + A4 → A1 + A8
Biết A3 là một muối chloride, lấy 1,27 gam A3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 2,87 gam kết tủa. Câu 4 (2,0 điểm):
1. Dẫn khí H2 dư đi qua hỗn hợp A gồm Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng, sau phản ứng thu
được hỗn hợp rắn B. Cho hỗn hợp B vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu
được dung dịch C và rắn D. Sục khí CO2 dư vào dung dịch C thì được kết tủa E. Cho rắn D
vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì được khí F mùi hắc. Viết các phương trình hóa học
xảy ra và xác định thành phần A, B, C, D, E, F.
2. Cho một lượng kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10%, sau phản ứng thu
được dung dịch muối có nồng độ 11,98 %. Xác định tên và kí hiệu của kim loại trên. Câu 5 (2,0 điểm):
1. Cho a gam dung dịch H2SO4 24,5% vào b gam dung dịch NaOH 8% thì tạo được 3,6 gam
muối acid và 2,84 gam muối trung hòa. a. Tính a và b?
b. Tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng?
2. Hòa tan M2O3 trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, người ta thu được dung dịch
muối có nồng độ 21,756%. Xác định công thức của oxide? Câu 6 (2,0 điểm):
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
a. Cho Na vào dung dịch CuCl2
b. Cho K đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
c. Đun nóng dung dịch NaHCO3
d. Đưa mẩu quỳ tím ẩm vào bình chứa khí chlorine.
2. Hòa tan hoàn toàn 5 gam CuSO4.5H2O bằng 45 gam dung dịch CuSO4 10% thì được dung
dịch CuSO4 bão hòa ở nhiệt độ t℃. Tính độ tan của CuSO4 ở t℃.
Câu 7 (2,0 điểm): X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150 ml dung dịch
Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều thì trong cốc tạo ra 7,8 gam kết tủa. Lại thêm
tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều thì lượng kết tủa có trong cốc là 10,92 gam. Các
phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch X.
3. Nội dung 3 (14 điểm) Câu 1 (1.5đ)
a, Thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lí? Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể
những nhóm chất dinh dưỡng nào?
b, Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể dẫn đến tình trạng gì? Để có một chế độ dinh dưỡng
hợp lí, cần xây dựng khẩu phần theo các nguyên tắc nào? Câu 2 (1.5đ)
a, Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.Đề ra những biện pháp cần
thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe con người?
b, Nêu tên một số bệnh về tiêu hóa thường gặp và biện pháp phòng bệnh về tiêu hóa? Câu 3 (2đ)
a, Người bị sốt xuất huyết cơ thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể
thiếu tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu?
b, Nêu một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn, nguyên nhân và cách phòng tránh?
Câu 4 (1đ).Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 - 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một
chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ vào chu
kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó. Câu 5 (2đ)
a/ Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá tác động như thế nào đến hệ hô hấp?
b/ Một nạn nhân bị ngộ độc vì đã dùng than tổ ong (than đá) đun nấu trong phòng kín. Bằng
sự hiểu biết của mình về cấu tạo và chức năng của hồng cầu, em hãy giải thích nguyên nhân
chính của việc ngộ độc trên. Theo em thì phải làm gì với nạn nhân này?
Câu 6 (2đ). Ở một người có 10 cử động hô hấp trong 1 phút. Hỏi trong 1 giờ người đó có bao
nhiêu lần hít vào và bao nhiêu lần thở ra? Khí lưu thông của người này khi thở ra bình thường


zalo Nhắn tin Zalo