Đề thi hsg KHTN 8 năm 2023-2024 Trường THCS Quảng Thái

95 48 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: KHTN
Dạng: Đề thi HSG
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ 15 đề thi hsg KHTN 8 có lời giải

    Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    446 223 lượt tải
    300.000 ₫
    300.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 15 đề thi gồm: các đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 8 năm 2023-2024 từ các trường, huyện trên cả nước có hướng dẫn chấm chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo KHTN 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(95 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG Năm học 2023 - 2024
TRƯỜNG THCS QUẢNG THÁI
Môn thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN 1 (BẮT BUỘC): 6 điểm Câu 1: ( 1 điểm)
Viết phương trình hóa học thực hiện chuyển đổi hóa học sau: Na2O 1 ⎯⎯ → NaOH 2 ⎯⎯ → Na2CO3 3 ⎯⎯ → Na2SO4 4 ⎯⎯ → NaCl Câu 2: (1 điểm)
Cho 2,7 gam Al tác dụng với dung dịch chứa 14,6 gam hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra
theo sơ đồ: Al + HCl ⟶ AlCl3 + H2
a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam.
b) Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện chuẩn. Câu 3: (1 điểm)
Thế nào là nhân tố sinh thái? Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên sinh vật như thế nào? Câu 4: (1 điểm)
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều
kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì
để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng? Câu 5: (1 điểm)
Một ôtô xuất phát từ A đi đến đích B, trên nửa quãng đường đầu đi với vận tốc v1 và trên nửa
quãng đường sau đi với vận tốc v2. Biết v1 = 20km/h, v2 = 60km/h.
Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB? .
Câu 6: (1 điểm) S .
Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một
gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ (H1). M
a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK. I (H1) K
b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông.
PHẦN 2 (TỰ CHỌN): học sinh lựa chọn một trong 3 nội dung sau:
1. Nội dung 1: Vật lí (14 điểm) Câu 1: (2điểm)
Một quả cầu sắt rỗng nổi trong nước . Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng quả cầu là 500 2
g và khối lượng riêng của sắt 7,8 g/cm3,của nước 1 g/cm3 và nước ngập đến thể tích quả 3 cầu.
Câu 2: (3 điểm)
Đưa một vật khối lượng m = 200kg lên độ cao h = 10m người ta dùng hệ thống gồm một ròng
rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F1=1200 N. Hãy tính:
a) Hiệu suất của hệ thống. 1
b) Khối lượng của ròng rọc động, biết hao phí để nâng ròng rọc động bằng hao phí tổng 4 cộng do ma sát. Câu 3: (2 điểm )
Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng là 50g ở nhiệt độ 136℃ vào một
nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở 14℃. Nhiệt độ sau khi cân bằng là 18℃. Hỏi có bao nhiêu
gam chì và bao nhiêu gam kẽm trong hợp kim trên? Biết nhiệt lượng kế nóng thêm lên 1℃
thì cần 65,1 J. Nhiệt dung riêng của nước, chì, kẽm lần lượt là 4200 J/kg.K , 130 J/kg.K, 210J
/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Câu 4: ( 3điểm)
Một người có chiều cao AB đứng gần cột điện cao CD. Trên đỉnh cột điện có một bóng đèn
nhỏ, bóng người đó có chiều dài AB’( hình vẽ)
a) Nếu người đó bước ra xa cột điện thêm một đoạn c = 1,5m thì bóng người đó dài thêm một
đoạn d = 0,5m. Hỏi nếu lúc ban đầu người đó đi vào gần cột điện thêm một đoạn c’ =1m thì
bóng người đó ngắn đi bao nhiêu?
b) Chiều cao cột điện là 6,4m . Tính chiều cao của người ? Câu 5: (4 điểm)
Trình bày cách xác định khối lượng riêng của một chất lỏng với các dụng cụ sau : chất lỏng
cần xác định khối lượng riêng, cốc, nước đã biết khối lượng riêng Dn, cân, bộ quả cân.
2. Nội dung 2: Hoá học (14 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
1) Hoàn thành các PTHH sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a. FeS2 + O2 ⟶ Fe2O3 + SO2
b. KOH + Al2(SO4)3 ⟶ K2SO4 + Al(OH)3
c. FeO + HNO3 ⟶ Fe(NO3)3 + NO + H2O d. FexOy + CO ⟶ FeO + CO2
2) Xác định công thức hóa học của A biết tỉ khối của A so với H2 bằng 14? Câu 2: (2 điểm)
Dùng H2 dư để khử hoàn toàn m gam bột sắt oxide, thu được 5,4 gam nước. Hòa tan toàn bộ
lượng sắt thu được ở trên bằng dung dịch HCl dư thì thu được 25,4 gam muối. Tìm công thức
oxid sắt? Tính giá trị của m?
Câu 3: (2 điểm)
Có 5 chất rắn bột màu trắng là SiO2, CaO, P2O5, NaCl và Na2O. Hãy trình bày phương pháp
hóa học để phân biệt các chất rắn bột màu trắng trên. Viết phương trình hóa học (nếu có )? Câu 4: (2 điểm).
1) Một hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 7,5 . Tạo phản ứng giữa N2 và H2 cho
ra NH3 bằng cách cho A đi qua chất xúc tác nung nóng thu được hỗn hợp khí B (gồm 3 khí) có tỉ
khối so với H2 bằng 9,375. Tính hiệu suất phản ứng.
2) Độ tan CuSO4 ở 85℃ và 12℃ lần lượt là 87,7 gam và 35,5 gam. Khi làm lạnh 1887 gam
dung dịch bão hòa CuSO4 từ 85℃ xuống 12℃ thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch.
Câu 5: (2 điểm)
Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa bột CuO.
2. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
3. Cho dung dịch CaCl2 vào cốc đựng dung dịch Na2CO3.
4. Cho một mẩu sodium vào cốc nước pha sẵn dung dịch phenolphthalein. Câu 6: (2 điểm)
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (1) (2) (3) (4) (5) KClO ⎯⎯→
⎯⎯→ ⎯⎯→ ⎯⎯→ ⎯⎯→ 3 A B C D Al2(SO4)3
Hãy chọn các chất thích hợp A, B, C , D để viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa trên. Câu 7: (2 điểm)
1. Trộn 300ml dung dịch NaOH 1M với 200ml dung dịch NaOH 1,5M. Hãy tính nồng độ mol
và nồng độ phần trăm của dung dịch thu được, biết khối lượng riêng của dung dịch này là 1,05g/ml.
2. Cho dung dịch H2SO4 3M. Với những dụng cụ đã cho trong phòng thí nghiệm em hãy trình
bày cách pha chế 200g dung dịch H2SO4 9,8%.
3. Nội dung 3 (14 điểm) Câu 1: (2 điểm)
1. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?
2. Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120, 150/180, em hiểu điều đó như thế nào? Tại sao
người mắc bệnh huyết áp không nên ăn mặn. Câu 2: (2 điểm)
1. Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
2. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích?
3. Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường: O2 CO2 N2 Hơi nước Khí hít vào 20,96% 0,03% 79,01% Ít Khí thở ra 16,40% 4,10% 79,50% Bão hoà
Giả sử người nói trên hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 450 (ml). Hãy tính:
- Lượng khí O2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.
- Lượng khí CO2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã thải ra môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày. Câu 3: (2 điểm)
Theo dõi một người bình thường khi thực hiện các cử động hô hấp trong 5 phút đếm được 60
cử động hô hấp. Khí lưu thông của người này khi hít vào gắng sức là 1800 ml, còn khi người


zalo Nhắn tin Zalo