Đề thi Lịch sử 11 Cuối kì 2 Cánh diều cấu trúc mới (Đề 3)

171 86 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Cuối kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 4 đề thi Lịch sử 11 Cuối học kì 2 Cánh diều cấu trúc mới 2025 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%

 

Đánh giá

4.6 / 5(171 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ BÀI
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly?
A. Ban hành chính sách hạn nô.
B. Ban hành chính sách hạn điền.
C. Phát hành tiền “Thái Bình hưng bảo”.
D. Thống nhất đơn vị đo lường.
Câu 2. Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011? A. Hoàng thành Thăng Long. B. Thành nhà Hồ. C. Phố cổ Hội An.
D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?
A. Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng và mang tính thực tiễn.
C. Góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế - quốc phòng của đất nước.
D. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
Câu 4. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa
tuyên, Hiến ty là cơ quan chuyên trách về A. quân sự. B. dân sự. C. tư pháp. D. kinh tế.
Câu 5. Một trong những điểm tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là: bảo vệ quyền lợi của
A. hoàng tộc. B. phụ nữ. C. nhà vua. D. địa chủ phong kiến
Câu 6. Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm
A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 7. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã
A. tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
B. giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
C. tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh.


D. giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông
trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng?
A. Chia cả nước thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân).
B. Dành nhiều ưu đãi cho bình lính, như: cấp ruộng đất,…
C. Quy định chặt chẽ về kỉ luật và huấn luyện, tập trận,…
D. Chia quân đội thành 2 loại là: hương binh và ngoại binh.
Câu 9. Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề
chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội? A. Nội các. B. Đô sát viện. C. Cơ mật viện. D. Thái y viện.
Câu 10. Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành A. 7 trấn và 4 doanh.
B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. C. 4 doanh và 23 trấn. D. 13 đạo thừa tuyên.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới
thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?
A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
B. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.
D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.
Câu 12. Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa
A. Nhật Bản và Triều Tiên.
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Triều Tiên và Trung Quốc.
D. Ấn Độ và Nhật Bản.
Câu 13. Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô ở khu vực phía bắc Biển Đông, gồm có hơn 37
đảo, đá, bãi cạn, cồn cát,… được chia thành hai nhóm là: A. Song Tử và Thị Tứ.
B. An Vĩnh và Lưỡi Liềm. C. Nam Yết và Sinh Tồn.
D. Sinh Tồn và Bình Nguyên.
Câu 14. Biển Đông là một phần quan trọng của con đường thương mại nổi tiếng nào trong lịch sử?
A. Con đường tơ lụa trên biển. B. Con đường xạ hương. C. Con đường gốm sứ. D. Trà – Mã cổ đạo.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về chính trị - an ninh của Biển
Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?


A. An ninh trên Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trong khu vực.
B. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
C. Biển Đông là nhân tố duy nhất thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia ven biển.
D. Biển Đông là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn minh lớn trên thế giới.
Câu 16. Nội dung nào sau đây sai khi nói về tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông?
A. Biển Đông giàu tiềm năng phát triển du lịch do có nhiều bãi cát, vịnh biển,… đẹp.
B. Tài nguyên sinh vật của Biển Đông đa dạng với hàng trăm loài động vật, thực vật.
C. Biển Đông có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng thủy triều, năng lượng gió,…
D. Biển Đông là bồn trũng duy nhất trên thế giới có chứa dầu mỏ và khí tự nhiên.
Câu 17. Nhận định nào dưới đây không đúng về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân cho các tàu.
B. Án ngữ những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.
C. Giàu tài nguyên, tạo điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển.
D. Là điểm khởi đầu của mọi tuyến đường giao thương hàng hải trên thế giới.
Câu 18. Hiện nay, quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh nào? A. Khánh Hòa. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng. D. Đà Nẵng.
Câu 19. Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa là A. Việt Nam. B. Lào. C. Campuchia. D. Thái Lan.
Câu 20. Trong những năm 1954 - 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành nhiều hoạt
động thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc
A. cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính.
B. công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.
C. phản đối các hành động chiếm đóng trái phép đảo Ba Đình của Đài Loan.
D. sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Tuy Phước (Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay).
Câu 21. Từ năm 1884 đến năm 1945, thông qua nhiều hoạt động, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện
quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc
A. dựng cột mốc chủ quyền.
B. công bố sách trắng quốc phòng.
C. xây dựng hải đăng, trạm khí tượng…
D. thực hiện các cuộc khảo sát khoa học.


Câu 22. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nhiệm vụ nào của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?
Tư liệu: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (…) Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa sa
Vinh, mỗi lần có gió Tây - Nam thì thương thuyền của các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió
Đông - Bắc thì thương thuyền phía ngoài đều trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói cả. Hàng hóa đều ở
nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật,
phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”
A. Khai thác các sản vật quý (ốc, hải sâm,...).
B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.
Câu 23. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?
A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.
Câu 24. Việc người Việt thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời
các chúa Nguyễn có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.
PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI.
Thí sinh trả lời câu 1 đến 4. Trong mỗi ý a), b), c), d), ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng (Đ) hoặc sai (S).
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau:
Tư liệu: Năm 1402, “Định lại các lệ thuế và tô ruộng. Triều trước mỗi mẫu thu 3 thăng thóc, nay thu
5 thăng. Bãi dâu triều trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7 quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu
5 quan tiền giấy, hạng trung đẳng mỗi mẫu 4 quan tiền giấy, hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền nộp
hàng năm của đinh nam trước thu 3 quan, nay chiểu theo số ruộng, người nào chỉ có 5 sào ruộng thì
thu 5 tiền giấy, từ 6 sào đến 1 mẫu thì thu 1 quan,…. Đinh nam không có ruộng và trẻ mồ côi, đàn bà
góa, thì dẫu có ruộng cũng thôi không thu” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí
toàn thư, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998, tr.203, 204)
a. Trong cải cách của mình, Hồ Quý Ly đã cho điều chỉnh thế khóa, tăng thuế ruộng, hạ thuế bãi dâu


zalo Nhắn tin Zalo