SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 TRƯỜNG THPT LAM KINH NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ THI, CHÍNH THỨC
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
(Đề thi có 04 trang)
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì?
A. Dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Xã hội chủ nghĩa.
D. Vô sản kiểu mới.
Câu 2: Vị vua đã hạ chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước là A. Hàm Nghi.
B. Hiệp Hòa. C. Duy Tân. D. Đồng Khánh.
Câu 3: Tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX là
A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế.
B. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
C. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
D. Thái Phiên, Trần Cao Vân.
Câu 4: Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai năm 1917, một tình hình chính trị phức
tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?
A. Có hai chính quyền đối lập song song cùng tồn tại.
B. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập.
C. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản phản cách mạng.
D. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.
Câu 5: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại
Hội nghị Ianta (Liên Xô) là
A. phân chia khu vực chiếm đóng, ảnh hưởng của các nước thắng trận.
B. thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc để duy trì hòa bình.
C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
D. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm
Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu (1989 - 1991) là
A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
B. những sai lầm về chính trị của một số người lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
C. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
D. đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp.
Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với
vai trò lãnh đạo của Nenxơn-Manđêla?
A. Namibia tuyên bố độc lập. B. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời.
C. Nam Phi xóa bỏ phân biệt chủng tộc D. Cách mạng Ănggôla, Môdămbích thành công
Câu 8: Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của nước nào bằng hai lần tổng sản lượng
nông nghiệp của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản?
A. Hà Lan. B. Tây Ban Nha. C. Trung Quốc. D. Mĩ.
Câu 9: Nhân tố khách quan thuận lợi giúp Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài
chính lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ có dự trữ vàng lớn nhất thế giới. B. lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên.
1
C. Mĩ Lợi dụng chiến tranh buôn bán vũ khí. D. vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
Câu 10: Thành tựu khoa học – kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực
A. sản xuất hàng tiêu dùng. B. sản xuất phần mềm.
C. sản xuất ứng dụng dân dụng. D. chinh phục vũ trụ.
Câu 11: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Tháng 6/1925 ở Hương Cảng (TQ).
B. Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (TQ).
C. Tháng 5/1925 ở Quảng Châu (TQ).
D. Tháng 7/1925 ở Quảng Châu (TQ).
Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương. B. Sự ủng hộ của các nước XHCN.
C. Sự giúp đỡ trực tiếp của các nước Đồng minh. D. Truyền thống yêu nước của dân tộc.
Câu 13: Tổ chức chính trị của tư sản mại bản và đại địa chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1919- 1925 là gì?
A. Việt Nam nghĩa đoàn. B. Đảng Thanh niên. C. Đảng Lập hiến. D. Hội Phục Việt
Câu 14: Khuynh hướng cách mạng nào ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân
tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 20 (Thế kỉ XX)?
A. Khuynh hướng phong kiến. B. Khuynh hướng bạo động.
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản. D. Khuynh hướng vô sản.
Câu 15: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực
dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
A. xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến. B. đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.
C. phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế. D. làm cho kinh tế thuộc địa phát triển cân đối.
Câu 16: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào sau đây?
A. “Đánh đổ phong kiến”. B. “Đánh đuổi phản động thuộc địa”.
C. “Đánh đuổi thực dân Pháp”. D. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Câu 17: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh
sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đã góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông-Tây.
C. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.
D. đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.
Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi to lớn nhất của các nước Đông Nam Á là
A. phát triển nhanh về kinh tế. B. đều trở thành các quốc gia độc lập.
C.trở thành các nước công nghiệp mới. D. mở rộng được thị trường trong, ngoài nước.
Câu 19: Điểm chung giữa Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. B. cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.
C. tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài. D. liên minh chặt chẽ với nhau.
2
Câu 20: Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 có
đặc trưng nổi bật nhất là
A. chiến tranh cục bộ xảy ra nhiều nơi. B. chiến tranh bao trùm thế giới.
C. ra sức chạy đua vũ trang. D. hình thành hai phe – TBCN và XHCN
Câu 21: Hoạt động nào sau đây của các nước Tây Âu thể hiện rõ sự ủng hộ của họ đối
với cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động?
A. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. B. Cho Mĩ đóng quân trên lãnh thổ.
C. Bao vây Liên Xô, các nước XHCN. D. Tham gia khối quân sự NATO.
Câu 22: Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mỹ, Tây Âu và Nhật
Bản phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1945 – 1973 là
A. áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. B. vai trò quản lý có hiệu quả của Nhà nước.
C. tài nguyên phóng phú dồi dào. D. nguồn nhân lực có trình độ cao.
Câu 23: Sự kiện nào đánh dấu mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải
phóng dân tộc ở Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 1911.
B. Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc, thuộc địa của Lê nin 7/1920.
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 12/1920.
D. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh năm 1927.
Câu 24: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam?
A. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
B. Sớm chịu ảnh hưởng của cách mạng vô sản trên thế giới.
C. Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
D. Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản.
Câu 25: Khối liên minh công-nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào
cách mạng nào ở Việt Nam?
A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
B. Phong trào cách mạng 1930-1931.
C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930. D. Phong trào dân chủ 1936-1939.
Câu 26: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
A. bãi công nhân ngày Quốc tế Lao động (1 – 5 – 1930).
B. cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình (4 – 1930).
C. cuộc đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên (12 – 9 – 1930).
D. thành lập Xô viết Nghệ – Tĩnh (9 – 1930).
Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng đề ra chủ trương “tránh trường hợp một
mình đối đầu với nhiều lực lượng kẻ thù cùng một lúc” sau cách mạng tháng Tám 1945 là
A. chính quyền non trẻ, chưa kiện toàn. B. kẻ thù rất đông và mạnh.
C. nhân dân chưa sẵn sàng kháng chiến. D. Đảng, Chính phủ tập trung giải quyết nạn đói.
Câu 28: Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946, Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là
A. Đảng Cộng sản được hoạt động công khai. B.đảm bảo an ninh quốc gia.
C. đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị. D. giữ vững chủ quyền dân tộc.
3
Câu 29: Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân
Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?
A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.
B. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 30: Điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là
A. đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh. B. vốn đầu tư chủ yếu của tư bản nhà nước.
C. đầu tư nhiều nhất vào giao thông vận tải. D. đầu tư nhiều nhất khai thác mỏ.
Câu 31: Sự kiện nào đánh dấu, giai cấp công nhân đã thực sự trở thành một lực lượng
chính trị độc lập và hoàn toàn đấư tranh tự giác?
A. Bãi công của Công nhân xưởng Ba Son (1925). B. Phong trào vô sản hóa (1928).
C. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (1930). D. Nước Việt Nam DCCH ra đời (1945).
Câu 32: Thắng lợi nào của ta đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta?
A. Việt Bắc thu - đông 1947.
B. Biên giới thu - đông 1950.
C. Chiến dịch Tây Bắc (1953).
D. Chiến dịch Tây Nguyên (1954).
Câu 33: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông
dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?
A. Độc lập dân tộc. B. Các quyền dân chủ. C. Ruộng đất. D. Hòa bình.
Câu 34: Nguyên nhân quyết định nhất trong thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. do truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc.
C. chiến thắng của quân đồng minh tiêu diệt phát xít.
D. quá trình chuản bị suốt 15 năm (1930-1945) của Đảng ta
Câu 35: Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không
đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do
A. đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc.
B. chưa xác định được các mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
C. chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
D. chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các đảng cộng sản trên thế giới.
Câu 36: Phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945 ở Việt Nam không có điểm khác biệt về
A. khẩu hiệu đấu tranh B. hình thức đấu tranh.
C. nhiệm vụ chiến lược D. nhiệm vụ sách lược.
Câu 37: Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) được Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng linh hoạt vào cuộc vận động giải
phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam như thế nào?
A. Sử dụng hình thức chính quyền cách mạng bằng con đường bạo lực.
B. Xây dựng lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định cho cách mạng
C. Tập trung vào công tác chuẩn bị, chờ đợi thời cơ để hành động mau lẹ.
D. Coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang, mở rộng căn cứ địa cách mạng.
4
Đề thi thử tốt nghiệp Lịch sử trường THPT Lam Kinh lần 1 năm 2024
232
116 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(232 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)