Đề thi tuyển sinh chính thức vào 10 môn Ngữ Văn năm 2018 - 2019 có đáp án - Sở GDĐT Tây Ninh

276 138 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Các đề thi được chọn lọc từ các trường Chuyên và Sở Giáo dục cả nước. Đảm bảo chất lượng, cấu trúc bám sát nhất với kì thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Đề thi mới sẽ được cập nhật tại gói này đến sát kì thi tuyển sinh vào 10 năm 2023.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(276 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Sở GDĐT Tây Ninh (Năm học 2018 - 2019)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
… Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. (1)
Không biết cái chòi gác đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm mật chắc
còn là khướt lắm. (3)…
(Theo Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.163, NXB Giáo dục)
Câu 1: (1.0 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích
Câu 2: (1.0 điểm) Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp
tu từ đó trong câu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ,
xẻ hào, khuân đá,…”
Câu 3: (1.0 điểm) Trong đoan trích trên, câu nào lời trần thuật của tác giả? Câu nào lời
độc thoại nội tâm của nhân vật? Nêu tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu
đạt nội dung.
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: (3.0 điểm) Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về
tính dũng cảm.
Câu 2: (4.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật những sở tạo nên tình đồng
chí cao đẹp:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
(Trích Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1, tr. 128, NXB Giáo dục)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Cách giải:
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm.
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật
Cách giải:
- Chỉ ra một biện pháp tu từ: liệt kê: đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.
- Tác dụng: nói lên ước muốn của ông Hai, mong được về làng để cùng anh em đồng chí
tham gia công cuộc kháng chiến mà trước khi đi tản cư ông vẫn hay làm.
Câu 3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Trong đoạn trích trên, câu (1) câu lời trần thuật của tác giả. Câu (2) (3) lời độc thoại nội
tâm của nhân vật.
Tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung là: thể hiện nỗi nhớ làng
của ông Hai khi ông phải đi tản cư. Trong lòng người nông dân yêu làng quê thê thiết này,
mong muốn được trở về làng để tham gia kháng chiến. Tình yêu làng đó cũng biểu hiện
của tình yêu đất nước.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải
* Yêu cầu về hình thức
- Bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi).
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
* Yêu cầu về nội dung
I. Mở bài: Nêu lên vấn đề lòng dũng cảm của con người.
II. Thân bài
1. Giải thích: Dũng cảm đức tính của con người dám đứng lên đấu tranh, vượt qua thách
thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý.
2. Bàn luận vấn đề
* Lí giải vì sao cần đức tính dũng cảm
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Con người cần dũng cảm để chống lại những phản tiến bộ, phản nhân văn, những điều
xấu, điều ác để khiến xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Dũng cảm dạy chúng ta biết đấu tranh cho lẽ phải, thậm chí biết cứu giúp người khác, biết
hi sinh cho những điều xứng đáng để cuộc sống tươi đẹp hơn.
* Ý nghĩa lòng dũng cảm:
- Cái xấu cái ác sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống con trở nên tốt đẹp hơn.
- Luôn được mọi người yêu quý.
* Chứng minh
- Trong lịch s dân tộc ta, mặc bị phương Bắc đô hộ, nhưng tổ tiên vẫn kiên cường, gan
dạ, dũng cảm chống giặc ngoại xâm. Không chỉ vậy cha ông còn anh dũng đánh trả những kẻ
thù lớn mạnh như Pháp, Mỹ.
- Cuộc sống hòa bình nhưng vẫn có nhiều tấm gương phòng chống tội phạm, chiến sĩ công an
hi sinh thân mình để bắt tội phạm,…
- Đối với học sinh lòng dũng cảm đơn giản như dám thừa nhận về việc chưa làm bài tập về
nhà, làm sai dám nhận lỗi, dũng cảm nói ra các khuyết điểm của bạn trong lớp, bảo vệ cái
tốt và lên án cái xấu.
4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:
- Phê phán tính hèn nhát: một số trường hợp phê phán như không dám thừa nhận lỗi mà mình
tự gây ra, hèn nhát khi gặp khó khăn, tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.
- Liên hệ bản thân: học sinh cần phải nhận thức được lòng dũng cảm đức tính tốt đẹp.
Rèn luyện thêm lòng dũng cảm để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Câu 2:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
I. Giới thiệu chung
- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ
hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh.
- Khổ thơ gồm 7 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” đã nêu lên những cơ sở cao đẹp của tình
đồng chí.
II. Phân tích
1. Cơ sở của tình đồng chí
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở những điểm chung giữa những con người từ xa lạ trở
nên thân quen và thành tri kỉ. Đó là điểm chung như sau:
- Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân
+ Thủ pháp đối: “quê hương anh” “làng tôi” cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh
ngộ của những người lính thời chống Pháp. Họ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó.
- Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước:
+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ.
+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung.
- Cùng chung nhiệm vụ:
+ “Súng bên súng” -> nhiệm vụ trong cuộc chiến.
+ “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn” -> cùng trải qua cuộc sống gian khổ, chia scho nhau
những tình cảm nồng ấm.
=> Từ đó hình thành tình đồng chí. Đây là cả một quá trình, từ:
+ “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi” rồi “đôi tri kỉ” “đồng chí”.
+ “Bên”, “sát” thành “chung”
-> Từ người xa lạ nhưng cuộc đời người lính với rất nhiều điểm tương đồng đã khiến tình
cảm đượm dần lên để trở thành tình đồng chí. Hình ảnh “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
gợi cho tình đồng chí ssẻ chia vui buồn, xóa đi mọi khoảng cách, thân thương, gắn như
tình bạn bè chân thật.
- Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện cảm xúc dồn nén,
chân thành gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí. Câu thơ kết thúc bằng dấu “!”
như một nốt nhấn, một lời khẳng đinh sự kết tinh tình cảm của người lính, tạo bản lề cho
đoạn sau.
=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những
người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
=> Tình đồng chí tình cảm của giai cấp cần lao, từ những người chung mục đích, tưởng,
gắn tự nguyện thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ. Từ những điểm chung này, tình
đồng chí sẽ được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể và kết tinh cao đẹp bằng hình tượng ở
những đoạn thơ tiếp theo.
2. Nghệ thuật
- Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, bút pháp tả thực.
- L ời thơ giản dị, mộc mạc, cô đọng;
- Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa…
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
III. Tổng kết
- Đoạn thơ đã khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn keo sơn của những lính
vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của tác
giả.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:



Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Sở GDĐT Tây Ninh (Năm học 2018 - 2019)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
… Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. (1)
Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm bí mật chắc
còn là khướt lắm. (3)…
(Theo Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.163, NXB Giáo dục)
Câu 1: (1.0 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích
Câu 2: (1.0 điểm) Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp
tu từ đó trong câu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,…”
Câu 3: (1.0 điểm) Trong đoan trích trên, câu nào là lời trần thuật của tác giả? Câu nào là lời
độc thoại nội tâm của nhân vật? Nêu tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung.
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: (3.0 điểm) Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính dũng cảm.
Câu 2: (4.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!
(Trích Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1, tr. 128, NXB Giáo dục)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU Câu 1:
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm. Câu 2:
Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật Cách giải:
- Chỉ ra một biện pháp tu từ: liệt kê: đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.
- Tác dụng: nói lên ước muốn của ông Hai, mong được về làng để cùng anh em đồng chí
tham gia công cuộc kháng chiến mà trước khi đi tản cư ông vẫn hay làm. Câu 3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải:
Trong đoạn trích trên, câu (1) là câu lời trần thuật của tác giả. Câu (2) (3) là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
Tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung là: thể hiện nỗi nhớ làng
của ông Hai khi ông phải đi tản cư. Trong lòng người nông dân yêu làng quê thê thiết này,
mong muốn được trở về làng để tham gia kháng chiến. Tình yêu làng đó cũng là biểu hiện
của tình yêu đất nước. II. LÀM VĂN Câu 1:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải
* Yêu cầu về hình thức
- Bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi).
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. * Yêu cầu về nội dung
I. Mở bài: Nêu lên vấn đề lòng dũng cảm của con người. II. Thân bài
1. Giải thích: Dũng cảm là đức tính của con người dám đứng lên đấu tranh, vượt qua thách
thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý.
2. Bàn luận vấn đề
* Lí giải vì sao cần đức tính dũng cảm


- Con người cần dũng cảm để chống lại những gì phản tiến bộ, phản nhân văn, những điều
xấu, điều ác để khiến xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Dũng cảm dạy chúng ta biết đấu tranh cho lẽ phải, thậm chí biết cứu giúp người khác, biết
hi sinh cho những điều xứng đáng để cuộc sống tươi đẹp hơn.
* Ý nghĩa lòng dũng cảm:
- Cái xấu cái ác sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống con trở nên tốt đẹp hơn.
- Luôn được mọi người yêu quý. * Chứng minh
- Trong lịch sử dân tộc ta, mặc dù bị phương Bắc đô hộ, nhưng tổ tiên vẫn kiên cường, gan
dạ, dũng cảm chống giặc ngoại xâm. Không chỉ vậy cha ông còn anh dũng đánh trả những kẻ
thù lớn mạnh như Pháp, Mỹ.
- Cuộc sống hòa bình nhưng vẫn có nhiều tấm gương phòng chống tội phạm, chiến sĩ công an
hi sinh thân mình để bắt tội phạm,…
- Đối với học sinh lòng dũng cảm đơn giản như dám thừa nhận về việc chưa làm bài tập về
nhà, làm sai dám nhận lỗi, dũng cảm nói ra các khuyết điểm của bạn bè trong lớp, bảo vệ cái
tốt và lên án cái xấu.
4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:
- Phê phán tính hèn nhát: một số trường hợp phê phán như không dám thừa nhận lỗi mà mình
tự gây ra, hèn nhát khi gặp khó khăn, tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.
- Liên hệ bản thân: là học sinh cần phải nhận thức được lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp.
Rèn luyện thêm lòng dũng cảm để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu 2:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải:
I. Giới thiệu chung
- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ
hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh.
- Khổ thơ gồm 7 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” đã nêu lên những cơ sở cao đẹp của tình đồng chí. II. Phân tích
1. Cơ sở của tình đồng chí


Tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở những điểm chung giữa những con người từ xa lạ trở
nên thân quen và thành tri kỉ. Đó là điểm chung như sau:
- Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân
+ Thủ pháp đối: “quê hương anh” – “làng tôi” cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh
ngộ của những người lính thời chống Pháp. Họ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó.
- Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước:
+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ.
+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung. - Cùng chung nhiệm vụ:
+ “Súng bên súng” -> nhiệm vụ trong cuộc chiến.
+ “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn” -> cùng trải qua cuộc sống gian khổ, chia sẻ cho nhau
những tình cảm nồng ấm.
=> Từ đó hình thành tình đồng chí. Đây là cả một quá trình, từ:
+ “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi” rồi “đôi tri kỉ” “đồng chí”.
+ “Bên”, “sát” thành “chung”
-> Từ người xa lạ nhưng cuộc đời người lính với rất nhiều điểm tương đồng đã khiến tình
cảm đượm dần lên để trở thành tình đồng chí. Hình ảnh “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
gợi cho tình đồng chí sự sẻ chia vui buồn, xóa đi mọi khoảng cách, thân thương, gắn bó như tình bạn bè chân thật.
- Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện cảm xúc dồn nén,
chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí. Câu thơ kết thúc bằng dấu “!”
như một nốt nhấn, một lời khẳng đinh sự kết tinh tình cảm của người lính, tạo bản lề cho đoạn sau.
=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những
người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
=> Tình đồng chí là tình cảm của giai cấp cần lao, từ những người chung mục đích, lí tưởng,
gắn bó tự nguyện thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ. Từ những điểm chung này, tình
đồng chí sẽ được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể và kết tinh cao đẹp bằng hình tượng ở
những đoạn thơ tiếp theo. 2. Nghệ thuật
- Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, bút pháp tả thực.
- L ời thơ giản dị, mộc mạc, cô đọng;
- Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa…

III. Tổng kết
- Đoạn thơ đã khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn bó keo sơn của những lính
vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.


zalo Nhắn tin Zalo