Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Sở GDĐT Bình Phước (Năm học 2018 - 2019) Câu 1: Cho khổ sau: Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
(Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, 2015) a. Nhận biết
Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Thông hiểu
Nêu ngắn gọn nội dung chính của khổ thơ trên. Câu 2: Nhận biết
Chỉ ra những từ ngữ làm phương tiện liên kết câu trong đoạn trích sau:
Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ
ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống.
(Tiếng nói văn nghệ, Nguyễn Đình Thi)
Câu 3: Vận dụng cao
Có ý kiến cho rằng: Tình bạn chân thành chính là viên ngọc quý.
Qua ý kiến trên, hãy viết bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của
em về tình bạn chân thành.
Câu 4: Vận dụng cao
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê
Minh Khuê (Phần trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: a.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Ánh trăng Cách giải:
Khổ thơ trên được trích trong văn bản “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. b.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Nội dung chính của đoạn thơ trên: Cuộc sống đầy đủ, bình yên khiến người lính thờ ơ, dửng
dưng, quay lưng lại với quá khứ mà họ từng gắn bó. Câu 2:
Phương pháp:căn cứ các phương tiện liên kết đã học Cách giải:
- Các từ ngữ làm phương tiện liên kết: tư tưởng, nhưng. - Các phép liên kết:
+Phép lặp (lặp từ “tư tưởng”)
+Phép nối (dùng quan hệ từ “nhưng”) Câu 3:
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp Cách giải:
Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng
nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Giới thiệu vấn đề: tình bạn đẹp
2. Giải thích vấn đề:
- Giải thích câu nói: Tình bạn đẹp giống như viên ngọc quý: Câu nói ngợi ca tình bạn chân
thành, đúng đắn; tình bạn đó vừa khó tìm kiếm nhưng nếu có được thì đó là tình bạn tuyệt vời và đáng trân trọng.
- Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này
và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc,... nhưng thường tình đó là sự
tương đồng về tâm lí, tính cách, lứa tuổi...
- Một tình bạn chân chính trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở là sự đồng
cảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì
những yếu tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí,… nên tìm đến nhau để sẻ chia, tâm sự.
3. Bàn luận, mở rộng:
- Tại sao chúng ta cần có những tình bạn chân chính?
+ Không ai có thể tồn tại độc lập và tách biệt, không có một mối liên hệ nào với những người
xung quanh. Vì vậy để cân bằng cuộc sống của mình, con người cần có những mối quan hệ
vững chắc – ngoài gia đình để sẻ chia, để quan tâm. Tình bạn chân chính là một trong những mối quan hệ đó.
+ Cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thử thách mà con người không thể lường trước.
Chính vì vậy ta cần có những người bạn tốt để những lúc như vậy sẽ giúp đỡ lẫn nhau mà
không lo sợ sự toan tính,…
+ Tình bạn chân chính cũng sẽ giúp cho nhiều mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, chân thành và có ý nghĩa hơn.
- Có thể nêu những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp: Lưu Bình – Dương Lễ, Nguyễn Khuyến – Dương Khuê,…
- Trong xã hội hiện đại, nhất là khi con người đang hướng tới những thứ thuộc về cá nhân,
tình bạn chân chính càng là thứ khó tìm kiếm.
- Phê phán những mối quan hệ bè phái, cầu lợi ích cá nhân, giả dối.
- Liên hệ bản thân: Em đã có tình bạn chân chính chưa? Tình bạn ấy giúp cho cuộc sống của em như thế nào? Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung
- Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Tác giả tham gia thanh
niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.
- Lê Minh Khuê thành công ở thể loại truyện ngắn:
+ Trong chiến tranh, hầu hết sáng tác tập trung viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở
tuyến đường Trường Sơn.
+ Sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và
con người trên tinh thần đổi mới.
- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện
sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.
- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
2. Phân tích, cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Phương Định
a. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:
- Phương Định cùng đồng đội đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung
đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:
+ Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm
bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.
+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom
phá hỏng và những quả bom chưa nổ.
+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn đảm đương việc phá bom nổ chậm. Đây là nhiệm vụ
đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết luôn lẩn trong ruột những quả bom.
Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến
mức “thần kinh căng như chão… tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.
Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp
quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.
- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:
+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.
+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả
mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm,
sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có
nổ, bom có nổ không?”
Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên
xung phong thời chống Mĩ.
b. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:
- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:
+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và
cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn => tự thấy mình là một cô gái khá.
+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.
+ Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.
+ Cô vui thích cuống cuồng trước một cơn mưa đá.
+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường
thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem
với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn
cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
Vào chiến trường, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn
giữ vẹn nguyên thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.
- Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:
+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo
lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.
+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.
+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên
lòng: cô gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng.
Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp
nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn
tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.
Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà
Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà
văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.
c. Đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc. - Kể chuyện sinh động.
- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.
Đề thi tuyển sinh chính thức vào 10 môn Ngữ Văn năm 2018 - 2019 có đáp án - Sở GDĐT Bình Phước
270
135 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Các đề thi được chọn lọc từ các trường Chuyên và Sở Giáo dục cả nước. Đảm bảo chất lượng, cấu trúc bám sát nhất với kì thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Đề thi mới sẽ được cập nhật tại gói này đến sát kì thi tuyển sinh vào 10 năm 2023.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(270 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 9
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Sở GDĐT Bình Phước (Năm học 2018 - 2019)
Câu 1:
Cho khổ sau:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
(Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, 2015)
a. Nhận biết
Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Thông hiểu
Nêu ngắn gọn nội dung chính của khổ thơ trên.
Câu 2: Nhận biết
Chỉ ra những từ ngữ làm phương tiện liên kết câu trong đoạn trích sau:
Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ
ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống.
(Tiếng nói văn nghệ, Nguyễn Đình Thi)
Câu 3: Vận dụng cao
Có ý kiến cho rằng: Tình bạn chân thành chính là viên ngọc quý.
Qua ý kiến trên, hãy viết bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của
em về tình bạn chân thành.
Câu 4: Vận dụng cao
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê
Minh Khuê (Phần trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1:
a.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Ánh trăng
Cách giải:
Khổ thơ trên được trích trong văn bản “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
b.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Cách giải:
Nội dung chính của đoạn thơ trên: Cuộc sống đầy đủ, bình yên khiến người lính thờ ơ, dửng
dưng, quay lưng lại với quá khứ mà họ từng gắn bó.
Câu 2:
Phương pháp:căn cứ các phương tiện liên kết đã học
Cách giải:
- Các từ ngữ làm phương tiện liên kết: tư tưởng, nhưng.
- Các phép liên kết:
+Phép lặp (lặp từ “tư tưởng”)
+Phép nối (dùng quan hệ từ “nhưng”)
Câu 3:
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng
nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Giới thiệu vấn đề: tình bạn đẹp
2. Giải thích vấn đề:
- Giải thích câu nói: Tình bạn đẹp giống như viên ngọc quý: Câu nói ngợi ca tình bạn chân
thành, đúng đắn; tình bạn đó vừa khó tìm kiếm nhưng nếu có được thì đó là tình bạn tuyệt vời
và đáng trân trọng.
- Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này
và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc,... nhưng thường tình đó là sự
tương đồng về tâm lí, tính cách, lứa tuổi...
- Một tình bạn chân chính trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở là sự đồng
cảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì
những yếu tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí,… nên tìm đến nhau
để sẻ chia, tâm sự.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
3. Bàn luận, mở rộng:
- Tại sao chúng ta cần có những tình bạn chân chính?
+ Không ai có thể tồn tại độc lập và tách biệt, không có một mối liên hệ nào với những người
xung quanh. Vì vậy để cân bằng cuộc sống của mình, con người cần có những mối quan hệ
vững chắc – ngoài gia đình để sẻ chia, để quan tâm. Tình bạn chân chính là một trong những
mối quan hệ đó.
+ Cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thử thách mà con người không thể lường trước.
Chính vì vậy ta cần có những người bạn tốt để những lúc như vậy sẽ giúp đỡ lẫn nhau mà
không lo sợ sự toan tính,…
+ Tình bạn chân chính cũng sẽ giúp cho nhiều mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, chân thành
và có ý nghĩa hơn.
- Có thể nêu những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp: Lưu Bình – Dương Lễ, Nguyễn Khuyến –
Dương Khuê,…
- Trong xã hội hiện đại, nhất là khi con người đang hướng tới những thứ thuộc về cá nhân,
tình bạn chân chính càng là thứ khó tìm kiếm.
- Phê phán những mối quan hệ bè phái, cầu lợi ích cá nhân, giả dối.
- Liên hệ bản thân: Em đã có tình bạn chân chính chưa? Tình bạn ấy giúp cho cuộc sống của
em như thế nào?
Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung
- Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Tác giả tham gia thanh
niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.
- Lê Minh Khuê thành công ở thể loại truyện ngắn:
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
+ Trong chiến tranh, hầu hết sáng tác tập trung viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở
tuyến đường Trường Sơn.
+ Sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và
con người trên tinh thần đổi mới.
- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện
sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.
- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
2. Phân tích, cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Phương Định
a. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:
- Phương Định cùng đồng đội đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung
đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:
+ Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm
bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.
+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom
phá hỏng và những quả bom chưa nổ.
+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn đảm đương việc phá bom nổ chậm. Đây là nhiệm vụ
đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết luôn lẩn trong ruột những
quả bom.
Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến
mức “thần kinh căng như chão… tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.
Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp
quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.
- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:
+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.
+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả
mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm,
sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có
nổ, bom có nổ không?”
Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên
xung phong thời chống Mĩ.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
b. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:
- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:
+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và
cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn => tự thấy mình là một cô gái khá.
+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.
+ Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời
ra để hát.
+ Cô vui thích cuống cuồng trước một cơn mưa đá.
+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường
thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem
với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn
cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
Vào chiến trường, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn
giữ vẹn nguyên thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt
của cô gái trẻ này.
- Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:
+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo
lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.
+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người
chị cả trong gia đình.
+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên
lòng: cô gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng.
Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp
nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn
tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.
Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà
Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà
văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu
nhất.
c. Đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc.
- Kể chuyện sinh động.
- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85