Đề Tốt nghiệp Lịch sử 2024 theo đề tham khảo (Đề 6)

25 13 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Lịch Sử
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 10 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ đề Tốt nghiệp Lịch sử 2024 theo đề tham khảo

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    1.4 K 718 lượt tải
    400.000 ₫
    400.000 ₫
  • Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2024 theo đề tham khảo.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(25 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 6 – L3
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Gồm ….trang)
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây nằm trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX? A. Hương Khê. B. Bắc Sơn. C. Tây Sơn. D. Đồng khởi.
Câu 2. Từ năm 1960 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn nào say đây?
A. Suy thoái thời gian ngắn.
B. Khủng hoảng trầm trọng.
C. Suy thoái kéo dài.
D. Phát triển thần kì.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là tác động của xu thế toàn cầu hóa những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Trầm trọng thêm sự bất công xã hội.
B. Chuyển biến về cơ cấu kinh tế.
C.
Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
D.
Hai hệ thống xã hội đối lập nhau ra đời.
Câu 4. Một trong những chiến thuật mới nào sau đây được đế quốc Mĩ sử dụng phổ biến trong chiến
lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam? A. Thiết xa vận.
B. Tràn ngập lãnh thổ.
C. Ấp chiến lược.
D. Bình định, lấn chiếm.
Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á đã tiến hành
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới? A. Ai Cập. B. Việt Nam. C. Nam Phi. D. Ấn Độ.
Câu 6. Trong thời kì 1945-1975, thắng lợi quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đánh dấu
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
Câu 7. Tháng 2 - 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương quyết định lấy tờ báo nào sau đây làm cơ quan ngôn luận? A. Tiền phong. B. Nhân dân. C. Thanh niên. D. Búa Liềm.
Câu 8. Trong những năm 1975-1979, quân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Đánh đổ đế quốc và phong kiến.
B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
C. Đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Đấu tranh bảo vệ biên giới lãnh thổ.
Câu 9. Năm 1929, tổ chức nào sau đây đã thực hiện vụ ám sát Badanh ở Hà Nội?
A. An Nam Cộng sản đảng.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Việt Nam Quang phục hội.
Câu 10. Theo nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc đề ra năm 1945, quốc gia nào sau đây
giữ vai trò thường trực bảo an? A. Mĩ. B. Bỉ. C. Thái Lan. D. Nhật Bản.
Câu 11. Tỉnh nào sau đây giành được chính quyền sớm nhất ở Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám (1945)? A. Bắc Ninh. B. Quảng Bình. C. Bắc Giang. D. Hải Phòng.
Câu 12. Những năm 1950-1973, quốc gia nào sau đây đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ? A. Hàn Quốc. B. Hà Lan. C. Nhật Bản. D. Liên Xô.
Câu 13. Chiến thắng nào sau đây là của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống
Chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của đế quốc Mĩ?

A. Bình Giã. B. Vạn Tường. C. Đồng Xoài. D. Ấp Bắc.
Câu 14. Năm 1991, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế mang tính A. cơ bản. B. quyết định. C. tạm thời. D. hoàn toàn.
Câu 15. Ở Việt Nam, giai cấp nào sau đây ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-
1929) của thực dân Pháp? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Sĩ phu. D. Tư sản.
Câu 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Môdămbích
nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân nào sau đây? A. Pháp. B. Tây Ban Nha. C. Bồ Đào Nha. D. Anh.
Câu 17. Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) được
triệu tập trong bối cảnh nào sau đây?
A. Mĩ và đồng minh trực tiếp đem quân xâm lược Việt Nam.
B. Mĩ - Diệm tăng cường đàn áp, khủng bố cách mạng.
C. Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. cách mạng miền Nam chuyển hẳn sang thế tiến công.
Câu 18. Trong giai đoạn 1925-1930, tổ chức nào sau đây ra đời ở Việt Nam?
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Việt Nam Giải phóng quân.
C. An Nam Cộng sản đảng.
D. Nha Bình dân học vụ.
Câu 19. Năm 1975, quân dân Việt Nam có hoạt động quân sự nào sau đây?
A. Tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. Thực hiện trận “Điện Biên Phủ trên không”.
D. Thực hiện kí Hiệp định Pari với đế quốc Mĩ.
Câu 20. Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957) là tiền thân của tổ chức nào sau đây?
A. Liên minh châu Âu.
B. Liên hợp quốc.
C. Liên minh vì sự tiến bộ.
D. Đại hội dân tộc Phi.
Câu 21. Nội dung nào sau đây là một trong những khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Các tệ nạn xã hội còn rất phổ biến.
B. Hơn 50% dân số Việt Nam mù chữ.
C. Liên Xô, Trung Quốc công nhận Việt Nam.
D. Quan hệ đồng minh Mĩ - Liên Xô củng cố.
Câu 22. Luận cương chính trị (tháng 10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định một trong
những động lực của cách mạng là A. nông nhân. B. nô lệ. C. tư sản. D. địa chủ.
Câu 23. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động nào sau đây đến cách mạng Việt Nam?
A. Xác định được kẻ thù nguy hiểm nhất cho cách mạng Việt Nam.
B. Là nguồn cổ vũ, động viên to lớn cho cách mạng Việt Nam.
C. Tạo cơ sở để thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên bang Nga.
D. Là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
Câu 29. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam?
A. Phá vỡ thế bị bao vây cô lập của cách mạng Việt Nam.
B.
Làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng.
C.
Đẩy Pháp rơi vào thế bị động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D.
Làm cho quân Pháp phải lệ thuộc hoàn toàn vào Mĩ.
Câu 25. Quốc gia nào sau đây đã ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Mĩ. B. Bỉ. C. Nhật Bản. D. Thái Lan.
Câu 24. Sự kiện nào sau đây ở khu vực châu Á đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập.
B. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á.
C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác được kí kết.
D. Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa đất nước.
Câu 27. Hình thức đấu tranh nào sau đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ (1936-1939)ở Việt Nam?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Mít tinh, đưa “dân nguyện”.
C. Mít tinh, hội họp.
D. Biểu tình đòi quyền sống.
Câu 28. Trong thời gian hoạt động (1925-1929), Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã
A. quyết định sự thắng lợi của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.
B. góp phần đào tạo nguồn cán bộ nòng cốt cho cách mạng.
C. chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam.
D. hoàn thành nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 29. Đối với sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, chiến thắng Đường 14 - Phước Long của
quân dân Việt Nam (1 - 1975) có vai trò là
A. trận tập kích chiến lược.
B. trận mở màn chiến lược.
C. trận nghi binh chiến lược.
D. trận trinh sát chiến lược.
Câu 30. Sự cải thiện trong quan hệ ngoại giao của Mĩ với Liên Xô và Trung Quốc đầu thập niên 70
của thế kỉ XX cho thấy
A. sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mĩ trong Chiến tranh lạnh.
B. quan hệ hợp tác của Mĩ với các nước xã hội chủ nghĩa được củng cố.
C.
sự khống chế và chi phối của Mĩ với hai cường quốc xã hội chủ nghĩa.
D.
sự ủng hộ của Mĩ với hai nước trong việc giải quyết vấn đề Campuchia.
Câu 31. Nội dung nào sau đây là cơ sở để khẳng định phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là
một bước chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Quần chúng được rèn luyện sử dụng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền.
B. Động viên quần chúng nhân dân tham gia chuẩn bị trực tiếp toàn diện cho cách mạng.
C. Kết hợp lực lượng vũ trang ba thứ quân với nổi dậy của quần chúng nhân dân.
D. Hai khuynh hướng tư sản và vô sản cùng tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng.
Câu 32. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng kết quả của công cuộc kiến quốc trong thời kì 1945- 1954 ở Việt Nam?
A. Hoàn thành công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất.
B. Xây dựng được tiềm lực cho cuộc kháng chiến.
C. Xoá bỏ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến.
D. Hoàn thành mục tiêu “người cày có ruộng”.
Câu 33. Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy, đấu
tranh ngoại giao muốn có kết quả tốt thì cần phải
A. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. coi trọng hậu phương kháng chiến.
C. thực hiện kháng chiến và kiến quốc.
D. tạo nên thế và lực trên chiến trường.
Câu 34. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với Cách mạng
tháng Một (1950) ở Ấn Độ?
A. Thành công trước khi Đồng minh vào thực hiện nhiệm vụ.
B. Có sự tham gia của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
C. Diễn ra ở cả hai địa bàn chiến lược là nông thôn và thành thị.
D. Là cuộc cách mạng có tính chất giải phóng dân tộc điển hình.


Câu 35. Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936-1939 có điểm tương đồng nào sau đây so với phong
trào dân tộc dân chủ trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Chống lại bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù dân tộc.
B. Xây dựng được mặt trận dân tộc thống nhất toàn dân tộc.
C. Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh.
D. Tạo đà cho khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh.
Câu 36. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930?
A. Hai khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản đồng thời xuất hiện, giành quyền lãnh đạo.
B. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện và đều tham gia vào cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ.
C. Các tổ chức chính trị ra đời, chủ trương khác nhau nhưng đều đòi quyền lợi cho cả dân tộc.
D. Từng bước phát triển và phù hợp với yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 37. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam không phản ánh
A. sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
B. sự kết hợp giữa nhiệm vụ giải phóng và giữ nước.
C. cuộc đấu tranh chống chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc.
D. vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh chính trị.
Câu 38. Nội dung nào sau đây là điểm mới của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1930)
so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX?
A. Địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước.
B. Có sự tham gia của hai khuynh hướng cách mạng mới.
C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng tham gia.
D. Xác định đúng kẻ thù của cách mạng.
Câu 39. Đại hội đại biểu lần thứ II (2-1951) có điểm tương đồng nào sau đây so với Hội nghị lần thứ 8
(5-1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Xác định hình thái cách mạng là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
B. Khẳng định đường lối cách mạng là nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.
C. Xác định đúng kẻ thù trước mắt, nguy hiểm nhất của nhân dân Việt Nam.
D. Đề ra chủ trương gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong chiến tranh.
Câu 40. Thực tế phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến đầu năm 1930 cho thấy
A. quá trình phát huy khuynh hướng cách mạng nội tại của lịch sử dân tộc.
B. các khuynh hướng chính trị có sự kế thừa và phát triển nối tiếp nhau.
C. có các trào lưu tư tưởng từ bên ngoài xâm nhập và hoà nhập lẫn nhau.
D. diễn ra quá trình khảo nghiệm con đường phát triển của lịch sử dân tộc. --------HẾT--------


zalo Nhắn tin Zalo