Giáo án Bài 10 Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức: Thực hành: Chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi

101 51 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Công Nghệ
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Công nghệ 11.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(101 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: THỰC HÀNH: CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện được việc chế biến một số loại thức ăn chăn nuôi.
- Thực hiện được việc bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào bài thực hành một cách hiệu quả
- Làm việc nhóm hiệu quả thông qua các hoạt động thực hành
Năng lực công nghệ:
- Thực hiện được việc chế biến một số loại thức ăn chăn nuôi
- Thực hiện được việc bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành 3. Phẩm chất
- Trung thực, trách nhiệm trong công việc.
- Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường xung quanh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh liên quan đến chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi
- Nguyên liệu và dụng cụ thực hành tương ứng ở các nội dung:
+ Chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men
+ Chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).


2. Đối với học sinh
- SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học
tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ
a. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực
hành, nhiệm vụ cần hoàn thành; nội quy, an toàn lao động khi thực hành; những vấn
đề cần lưu ý trong quá trình thực hành
b. Nội dung: : GV hướng dẫn HS kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho bài thực hành.
c. Sản phẩm: Dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho từng nội dung thực hành
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho bài
thực hành tương ứng ở từng nội dung:
* Chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men
+ Sản phẩm trồng trọt giàu tinh bột đã được nghiền nhỏ như bột ngô (bắp), bột khoai, bột sắn,...
+ Chế phẩm vi sinh lên men tinh bột (thường dùng men rượu), nước sạch,...
+ Xô nhựa có nắp, màng nylon, chày sứ, cối sứ, cân.
* Chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua
+ Bột ngô hoặc bột cám gạo, muối ăn
+ Chế phẩm vi sinh, nước sạch
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho bài thực hành
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả chuẩn bị, kiểm tra.


- GV giải đáp những phát sinh, vướng mắc của HS (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV phổ biến nội quy, an toàn lao động và những lưu ý trong quá trình thực hành
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 10 – Thực hành: Chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1. Tìm hiểu về quy trình thực hành
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu rõ quy trình thực hành và những lưu ý trong quá trình thực hành
b. Nội dung: GV hướng dẫn và thao tác mẫu từng bước trong quy trình thực hành
c. Sản phẩm: Quy trình làm mẫu của GV
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn và thao tác mẫu từng bước trong quy trình thực hành ở từng nội dung thực hành.
- GV lưu ý HS các điểm cần ghi nhớ ở từng bước của mỗi nội dung thực hành. GV đặt
thêm các câu hỏi để HS nắm rõ hơn ý nghĩa của các việc làm trong các bước thực hành:
+ Tại sao phải làm nhỏ chế phẩm vi sinh nếu ở dạng viên?
+ Tại sao phải pha loãng chế phẩm vi sinh nếu ở dạng lỏng?
+ Tại sao nguyên liệu sau khi đã trộn đều ở phần ủ chua đều đem vào túi càng nhanh càng tốt? .....
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý quan sát GV hướng dẫn thao tác mẫu từng bước trong quy trình thực hành
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nêu những câu hỏi về những vấn đề còn băn khoăn
- GV hướng dẫn, trả lời


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung thực hành
Hoạt động 2. Hoạt động thực hành
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được việc chế biến thức ăn giàu tinh
bột bằng phương pháp lên men; chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS các bước tiến hành, HS thực hành.
c. Sản phẩm: Thức ăn lên men và thức ăn được ủ chua cho vật nuôi
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men
- GV hướng dẫn HS các bước tiến hành:
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu: Cân nguyên liệu (bột và chế phẩm vi sinh) theo tỉ lệ
phù hợp hoặc theo hướng dẫn sử dụng
Bước 2. Chuẩn bị chế phẩm vi sinh: Làm nhỏ chế phẩm vi sinh (nếu ở dạng viên)
hoặc pha loãng (nếu ở dạng lỏng)
Bước 3. Phối trộn: Cho chế phẩm vi sinh và bột nguyên liệu vào xô nhựa rồi trộn đều
Bước 4. Làm ẩm: Bổ sung nước sạch, đảo kĩ đến khi toàn bộ nguyên liệu đủ ẩm
Bước 5. Ủ: Nén nhẹ lên bề mặt nguyên liệu, phủ màng nylon sạch, ủ nơi kín gió, khô, ấm trong khoảng 24 giờ.
Bước 6. Đánh giá sản phẩm: Quan sát và đánh giá sản phẩm
- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, mỗi nhóm ủ khoảng 1 kg nguyên liệu theo quy trình
* Chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua
- GV hướng dẫn HS các bước tiến hành:
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Tiến hành băm, thái nguyên liệu thành từng đoạn ngắn 3
cm đến 5 cm, đem phơi để giảm bớt độ ẩm (lượng nước) trong nguyên liệu. Khi
nguyên liệu có độ ẩm khoảng 65 – 70% là phù hợp để đem ủ.


zalo Nhắn tin Zalo