Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giới thiệu và phân tích được những tác động của điều kiện tự
nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của
nền văn minh Hy Lạp, La Mã.
- Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.
- Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã. 2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. - Năng lực riêng:
Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
Khai thác và sử dụng được một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực
hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Phẩm chất
Trân trọng những di sản của nền văn minh Hy Lạp và La Mã để lại cho nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án. Phiếu học tập của HS. -
Lược đồ Hy Lạp thời cổ đại, Lược đồ Hy Lạp hiện nay, Lược đồ
đế quốc La Mã thế kỉ II (phóng to).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh - SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh đền thờ Pác-tê-nông trong phần mở
đầu và trả lời câu hỏi: Em đã từng nhìn thấy công trình này chưa? Theo
em công trình này nằm ở quốc gia nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: (HS có thể biết hoặc không biết
câu trả lời. GV khuyến khích HS trả lời, phát biểu).
Công trình này ở Hy Lạp cổ đại.
- GV đặt vấn đề: Ngôi đền Pác-tê-nông đứng sừng sững trên thành cổ Ác-
rô-pô-lit ở A-ten (Hy Lạp) được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten
và cái nôi của nền văn minh phương Tây. Công trình này cũng được đánh
giá là một trong những toà nhà tốt nhất mọi thời đại, do nhà điêu khắc nổi
tiếng nhất thời cổ đại - Phi-đi-at thiết kế và nhiều kiến trúc sư giỏi khác
trực tiếp giám sát quá trình thi công. Vì sao ngôi đền này được coi là biểu
tượng của nền dân chủ A-ten và của văn minh phương Tây cổ đại? Theo
em, điều gì khiến cho nền văn minh cổ đại này được đánh giá cao như
vậy? Văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật và đã góp
vào văn minh nhân loại những thành tựu gì? Đó là những nội dung trong
bài học Bài 10 - Hy Lạp và La Mã cổ đại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được Hy Lạp cổ đại lớn hơn
ngày nay rất nhiều; hiểu và phân tích được từng điều kiện tự nhiên sẽ có
ưu thế để phát triển từng ngành kinh tế riêng; nêu được điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Điều kiện tự nhiên học tập
a. Hy Lạp cổ đại
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3 và
đọc nội dung mục 1a Hy Lạp cổ đại sgk trang 45.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo
luận trả lời câu hỏi trong sgk trang 45:
- Vị trí của Hy Lạp cổ đại có đặc điểm nổi bật:
+ Quan sát lược đồ hãy cho biết vị trí + Phạm vi lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng lớn
của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật? hơn ngày nay, gồm vùng nam bán đảo Ban-
+ Theo em, với điều kiện tự nhiên căng, các đảo trên biển Ê-giê và các dải đất
như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu ven bờ Tiểu Á.
thế để phát triển ngành kinh tế nào?
+ Điều kiện tự nhiên nổi bật của Hy Lạp:
Địa hình bị chia cát thành vùng đồng
bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy
dài ra biển, đất đai canh tác ít, không
màu mỡ nên không thuận lợi cho nông
nghiệp trồng lương thực.
Đường bờ biển gồ ghề, có nhiều vũng,
vịnh thích hợp cho việc lập những hải
cảng buôn bán (xuất nhập khẩu hàng hoá và nô lệ).
Nhiều khoáng sản nên thủ công nghiệp,
luyện kim rất phát triển.
- Với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy
Lạp cổ đại có ưu thế để phát triển ngành kinh tế:
+ Hy Lạp ít đồng ruộng, đất đai không thuận
lợi cho việc trồng cây lương thực mà chỉ thích
hợp cho việc trồng cây ôliu và nho.
+ Nhưng bù lại, Hy Lạp lại có rất nhiều
khoáng sản quý như mỏ sắt ở Lacôni, đồng ở
Ơbê, bạc ở Áttich, vàng ở Toraxi… cộng với
tài nguyên rừng phong phú. Đặc biệt, ở một số
vùng của Hy Lạp cổ đại có loại đất sét đặc biệt
rất thích hợp cho việc phát triển và chế tạo đồ
gốm tinh xảo. Có thể nói, thiên nhiên không
ưu đãi về đất đai, địa hình bị chia cắt, nền kinh
tế nông nghiệp Hy Lạp cổ đại không có điều
kiện phát triển sớm như các quốc gia phương
Đông, và do vậy cũng không xuất hiện nhà
nước sớm (chưa tạo ra sản phẩm thừa trong xã
hội). + Nguồn tài nguyên khoáng sản phong
phú, chính vì thế, cư dân Hy Lạp cổ đại đã tìm
cách khai thác, phát triển tài nguyên rừng,
khoáng sản và phát triển các ngành nghề thủ công.
+ Lợi thế biển được người Hy Lạp khai thác
triệt để để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với
Giáo án Bài 10 Lịch sử 6 Kết nối tri thức (năm 2024): Hy Lạp và La Mã cổ đại
40
20 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(40 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)