Giáo án Bài 11 Lịch sử 6 Kết nối tri thức (năm 2024): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

65 33 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(65 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ
TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
BÀI 11: CÁC QUỐC GIA SƠ KỈ Ở ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Trình bày được sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
- Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của
các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. 2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. - Năng lực riêng:
 Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
 Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử
trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
 Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực
hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Phẩm chất
Yêu đất nước, tự hào về khu vực Đông Nam Á; có ý thức xây dựng Cộng
đồng Đông Nam Á đoàn kết và cùng phát triển.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên - Giáo án. -
Lược đồ các quốc gia sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á (treo
tường hoặc dùng file trình chiếu).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh - SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu trả lời câu hỏi: Em đã được học về Trung Quốc và Ấn Độ -
những nền văn minh lớn của nhân loại. Em có biết giữa hai trung tâm văn
minh này là khu vực nào không ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
Giữa hai trung tâm văn minh Trung Quốc và Ấn Độ là khu vực Đông Nam Á.
- GV đặt vấn đề: Được coi là “ngã tư đường” của thế giới, Đông Nam Á
có vị trí chiến lược quan trọng. Vị trí này đã mang lại những thuận lợi gì
cho việc hình thành các quốc gia đầu tiên? Các quốc gia sơ kì Đông Nam
Á được hình thành trên cơ sở nào? Quá trình đó diễn ra như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải đáp trong bài học ngày hôm nay – Bài
11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cái nôi của nền văn minh lúa nước
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vị trí địa lý của
Đông Nam Á trên bản đồ; nhận biết được đặc điểm nổi bật về địa hình
của Đông Nam Á; nêu được tên một số con sông lớn ở Đông Nam Á.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Cái nôi của nền văn minh lúa nước học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1
Cái nôi của nền văn minh lúa nước sgk trang 51.
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu - Vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á: Do vị
hỏi trong sgk trang 51: Dựa vào thông trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải
tin ở trên, kết hợp khai thác lược đồ nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình
Hình 1 trang 52, hãy mô tả vị trí địa Dương, từ lâu Đông Nam Á vẫn được coi là
lý của khu vực Đông Nam Á?
cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn
Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
+ Địa hình bị chia cắt thành Đông Nam Á hải
đảo và Đông Nam Á lục địa khác biệt nhau.
+ Yếu tố gió mùa, lượng mưa lớn mang lại
những thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước
và nhiều cây trồng khác.
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk,
GV yêu cầu HS xác định trên lược đồ Hình sgk trang 52:
- Tên những con sông lớn ở Đông Nam Á: I-
+ Hãy kể tên những con sông lớn ở ra-oa-di, Mê Công, Chao Phray-a, sông Hồng. Đông Nam Á lục địa?
- Thuận lợi: mang lại nguồn nước tưới phong
+ Những con sông ấy mang lại những phú, dồi dào, lượng phù sa màu mỡ, thuận lợi
thuận lợi và khó khăn gì cho cuộc cho cuộc sống định cư của cư dân làm nông
sống của cư dân Đông Nam Á?
nghiệp; việc đi lại, di chuyển trên sông thuận
lợi hơn; nguồn lợi thủy sản làm thức ăn rất đa dạng.
- Khó khăn: khi mực nước của các sông này
dâng cao, thường gây ra lũ lụt, khiến đời sống
cư dân gặp nhiều khó khăn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV
theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực
hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến
thức, chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được một số quốc gia sơ kì
trong khu vực; thấy được những bằng chứng về giao lưu thương mại
Đông Nam Á với các nước trên thế giới.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.


zalo Nhắn tin Zalo