Giáo án Bài 12 Lịch sử 6 Kết nối tri thức (năm 2024): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến

59 30 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(59 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: SỰ HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN Ở ĐÔNG NAM Á
(TỪ THẾ KỈ VII- THẾ KỈ X) I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển ban đầu của các
vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).
- Kể tên được một số quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Phân tích được tác động chính của quá trình giao lưu thương mại ở
các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X. 2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. - Năng lực riêng:
 Đọc và chỉ được ra thông tin quan trọng trên lược đồ.
 Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử
trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. 3. Phẩm chất
Tự hào về Đông Nam Á từ xa xưa đã là điểm kết nối quan trọng trên
tuyến đường thương mại giữa phương Đông và phương Tây, đây là nền
tảng để Đông Nam Á phát huy những lợi thế sẵn có, hoà nhập vào thương
mại Thái Bình Dương sôi động bậc nhất thế giới hiện nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên - Giáo án. -
Lược đồ các quốc gia sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á treo
tường hoặc file trình chiếu
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh - SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 - Một số sản phẩm gia vị chủ yếu của
Đông Nam Á (sgk trang 55).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV đặt vấn đề: Không chỉ là quê hương của cây lúa nước, Đông Nam Á
còn có rất nhiều cây hương liệu và gia vị quý. Do đó, với lợi thế về vị trí
địa lí, các thương cảng Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm buôn
bán gia vị khá sôi động, nơi gặp gỡ giao lưu của thương nhân từ nhiều nơi
trên thế giới. Dựa trên nền tảng những quốc gia sơ kì, các vương quốc
phong kiến ở Đông Nam Á đã được hình thành ra sao và sự phát triển
kinh tế, sự hoàn thiện về bộ máy chính trị của các vương quốc đó thể hiện
thế nào? Đó là những nội dung chính của bài học ngày hôm nay - Bài 12:
Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở
Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự hình thành các vương quốc phong kiến
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên các quốc gia phong
kiến ở Đông Nam Á; phạm vi hình thành các quốc gia phong kiến này.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Sự hình thành các vương quốc phong học tập kiến
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1
Sự hình thành các vương quốc phong kiến sgk trang 54.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong
sgk trang 54: Quan sát lược đồ Hình 1 - Tên và nơi hình thành các quốc gia phong
trang 52 và thông tin trong bài học, kiến Đông Nam Á: quốc gia Đại Cồ Việt (Bắc
em hãy nêu tên và xác định nơi hình Việt Nam); các vương quốc Sri Kse-tra của
thành các quốc gia phong kiến Đông người Môn và Pa-gan của người Miến (ở lưu Nam Á?
vực sông I-ra-oa-đi); Vương quốc Đra-ra-va-ti
của người môn, Chân Lạp của người Khơ-me
(ở lưu vực sông Chao Phray-a); Vương quốc
Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-
ma-tra); Vương quốc Ka-lin-ga của người In-
đô-nê-xi-a (trên đảo Gia-va).
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, - Các quốc gia phong kiến này hình thành trên
GV mở rộng thêm kiến thức, yêu cầu cơ sở các quốc gia sơ kì trước đây.
HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì
về phạm vi hình thành các vương quốc phong kiến này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV
theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực
hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến
thức, chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông
Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được sự giàu có về sản vật
của nhiều nước Đông Nam Á thông qua ghi chép của thương nhân nước
ngoài; nêu được trong những thế kỉ từ VII đến thế kỉ X, các vương quốc
phong kiến đã đạt được sự phát triển kinh tế khá mạnh, chủ yếu là nông nghiệp.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM


zalo Nhắn tin Zalo